Máy xay sinh tố: Những lỗi thường gặp và cách sửa chữa

Cũng giống như bao thiết bị điện khác, máy xay sinh tố không thể tránh khỏi việc gặp trục trặc trong quá trình hoạt động. Đó là những lỗi gì và cách khắc phục ra sao?

Máy xay sinh tố không chạy

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở các máy xay sinh tố đã cũ, được sử dụng trong thời gian dài. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do đứt dây nguồn, hỏng rơ le nhiệt, vỡ nhông máy hay còn gọi là bánh răng truyền động, hỏng nút bấm, chổi than bị mòn, động cơ bị kẹt.

Thông thường, để máy hoạt động được, chúng ta sẽ phải thay thế các bộ phận đã hỏng. Đây không phải là một lỗi đơn giản để có thể tự sửa chữa tại nhà, nên tốt nhất, nếu không có kiến thức về máy móc cũng như các dụng cụ sửa chữa, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các trung tâm chuyên nghiệp.

Máy xay sinh tố: Những lỗi thường gặp và cách sửa chữa 1

->> Xem thêm: Máy xay sinh tố Sunhouse có tốt không?

Máy xay sinh tố tự ngắt trong quá trình hoạt động

Trong quá trình hoạt động, máy xay sinh tố có thể đột ngột dừng hoạt động vì những lý do như quá tải, động cơ quá nóng, nguồn điện đột ngột tăng cao, công tắc nguồn chập chờn, bị kẹt lưỡi cắt… trong đó, phổ biến nhất là trường hợp động cơ quá nóng.

Khi động cơ quá nóng, rơ le nhiệt sẽ tự ngắt để bảo vệ máy. Bạn chỉ cần đợi đến khi động cơ nguội là có thể sử dụng máy xay sinh tố như bình thường.

Động cơ vẫn chạy nhưng lưỡi dao không quay

Nhiều loại máy xay sinh tố trên thị trường hiện nay dùng bánh răng truyền động bằng nhựa để truyền chuyển động từ motor đến lưỡi dao. Tuy nhiên, theo thời gian, bánh răng bị mòn và gãy vấu nhựa. Đó là lý do tại sao dù động cơ vẫn chạy nhưng lưỡi dao không quay. Nếu gặp tình trạng này, bạn có thể sửa chữa máy xay sinh tố bằng cách thay mới bộ bánh răng.

Máy xay sinh tố: Những lỗi thường gặp và cách sửa chữa 2

Có mùi khét từ máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố sinh ra mùi khét trong quá trình hoạt động không phải là tình trạng hiếm thấy. Động cơ mà máy xay sinh tố sử dụng là động cơ điện không đồng bộ 1 pha rotor dây quấn, dùng chổi than để dẫn điện vào rotor, nên sẽ tạo ra tia lửa điện. Tia lửa điện kết hợp cùng nhiệt độ cao từ động cơ làm máy xay sinh tố có mùi khét. Muốn hạn chế mùi khét, chúng ta không nên để máy hoạt động liên tục trong thời gian dài.

      ->> Xem thêm: Bí quyết chọn mua máy xay sinh tố đáng tiền

Máy sinh tố xay lâu nhuyễn

Máy xay sinh tố xay lâu nhuyễn có thể là do bạn không cắt nhỏ thực phẩm, xay chung quá nhiều loại thực phẩm, xay thực phẩm không phù hợp, lưỡi dao bị mòn… Để sử dụng máy xay hiệu quả hơn, giúp máy xay nhanh nhuyễn hơn, bạn nên chuẩn bị thực phẩm thật kỹ, loại cần cắt nhỏ thì phải cắt nhỏ, hạn chế xay quá nhiều loại thực phẩm cùng lúc, nếu do lưỡi dao mòn thì mài lại hoặc thay mới.

Máy xay sinh tố: Những lỗi thường gặp và cách sửa chữa 3

Không điều chỉnh được công tắc máy xay sinh tố

Mỗi máy sinh tố thường có 2 nút bấm chính là nút xay mồi và nút xay liên tục. Sau một thời gian sử dụng, các tiếp điểm trên bộ phận nút bấm có thể bị mòn, oxy hóa, bị đánh lửa hoặc dính vào nhau. Trong trường hợp này, bạn cần tháo bộ phận nút bấm, kiểm tra các tiếp điểm và có biện pháp khắc phục phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể xử lý tạm thời bằng chất tẩy RP7.

->> Xem thêm: 9 thứ không nên cho vào máy xay sinh tố

Bị nứt vỡ cối xay

Có nhiều nguyên nhân khiến cối xay máy sinh tố bị nứt như va đập, người dùng vô tình làm rơi, hạt bắn vào thành trong quá trình xay khiến cối bị nứt… Một khi cối xay bị nứt, chúng ta nên thay mới luôn, tuyệt đối không nên cố sử dụng vì cối có thể vỡ bất kỳ lúc nào khiến thực phẩm bắn tung ra bên ngoài và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0