NHANHMUA.COM

Mẹo kéo dài tuổi thọ cho đồ gia dụng

Đồ gia dụng là những thiết bị bạn sử dụng hàng ngày. Nếu biết những mẹo kéo dài tuổi thọ cho đồ gia dụng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc thay mới.

Tủ lạnh

Nhiệt độ của tủ lạnh phải được đặt phù hợp để đảm bảo thiết bị này có thể hoạt động hiệu quả, nhiệt độ cho ngăn lạnh là từ 2.8 – 4.5 độ C, trong khi ngăn đông nên được giữ ở mức âm 15 độ C để nhiệt độ đóng băng tối ưu mà không làm hỏng thực phẩm của bạn.

Mẹo kéo dài tuổi thọ cho đồ gia dụng 1

Lưu ý khi bảo quản thực phẩm cần đặt chúng trong một hộp kín hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm. Ngoài ra, bạn nên hạn chế mở tủ lạnh quá lâu và để tủ trống, điều này sẽ giúp tiết kiệm tiền điện và tăng tuổi thọ cho tủ và nên đặt tủ ở nơi thông thoáng, xa các nguồn nhiệt.

Bên cạnh đó, bạn có thể tự thay gioăng tại nhà hoặc nhờ thợ tới thay để đảm bảo thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ ổn định và ngăn thất thoát hơi lạnh và thường xuyên kiểm tra và vệ sinh cuộn dây ngưng ít nhất 2 – 3 lần một năm để tù hoạt động được ổn định.

   ->> Xem thêm: Top 5 tủ lạnh tiết kiệm điện giá tốt nhất 2020

Quạt điện

Đối với chiếc quạt điện đã lâu không sử dụng, bạn nên mang ra phơi nắng (khoảng 1 – 2 giờ) để khử mùi ẩm mốc bên trong và tránh rò điện. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của dây điện, phích cắm xem có bị chuột cắn hay hỏng hóc gì không, nếu có cần thay thế ngay.

Khi quạt đang ở chế độ quay, tuyệt đối không dùng tay xách đầu quạt di chuyển vì nút điều khiển sẽ bị nhờn, lưu ý không nên chải tóc và để các loại dây gần quạt đang hoạt động vì khi quạt quay rất dễ cuốn vào trục quay làm giảm hiệu suất của quạt và làm nóng động cơ.

Các loại quạt bàn, quạt cây, quạt treo tường sau khi sử dụng một thời gian sẽ bị đóng bụi, cần phải lau chùi và vệ sinh quạt định kỳ sẽ giúp duy trì độ bền của quạt lâu hơn, và giúp quạt hoạt động tốt hơn.

=>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua máy sấy quần áo loại nào tốt nhất

Máy giặt

Đối với máy giặt thì điều đầu tiên đó là không giặt quá tải trọng lượng quy định của máy, vì nếu giặt quá tải máy sẽ nhanh hư hỏng, khi giặt nên giặt đúng với khối lượng giặt của máy tránh giặt quá ít hoặc quá nhiều

Bên cạnh đó, bạn nên dùng bột giặt vừa phải và phù hợp vì nếu cho quá nhiều bột giặt có thể dẫn đến việc có quá nhiều bọt được tạo ra và tràn ra khỏi lồng giặt làm ẩm và gây hư hỏng các mạch điện tử này và làm gỉ sét cả bộ phận khác của máy.

Phân loại và kiểm tra quần áo trước khi giặt không chỉ giặt quần áo sạch sẽ hơn mà còn giúp bảo vệ lồng giặt của máy, tránh được việc va chạm làm hư hỏng lồng giặt. Ngoài ra, nên đặt máy giặt ở nơi khô ráo và thông thoáng trong nhà và thường xuyên bảo trì và vệ sinh lồng giặt của máy.

   ->> Xem thêm: Vệ sinh máy giặt – Những điều cần biết

Máy hút bụi

Để đảm bảo độ bền, trước hết phải chú trọng việc kiểm tra sản phẩm ngay từ ban đầu và kiểm tra định kỳ và thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng. Nên lắp túi rác đúng cách, nếu không đúng thì các mảnh vụn không đi vào túi mà lấp đầy trong máy hút bụi làm hư hỏng máy.

Kế đến bạn nên dọn sạch rác bên trong túi rác hoặc hộp rác thường xuyên nhất có thể, tốt nhất là sau mỗi lần hút bụi. Thỉnh thoảng, nên kiểm tra vệ sinh cọ, đầu hút của máy hút bụi. Theo thời gian, một số thứ có thể vướng vào đầu hút làm cho nó không hoạt động tốt như bình thường.

Bên cạnh đó, cần kiểm tra bộ lọc, vòi hút và bảo trì máy thường xuyên để tránh gặp phải sự cố khi đang hoạt động. Tùy vào tần suất sử dụng và loại máy mà bạn thay các đai này, thường là 6 tháng đến 1 năm, có thể tự thay thế theo hướng dẫn sử dụng đi kèm máy hút bụi.

->> Xem thêm: Chọn máy hút bụi cầm tay tốt nhất năm 2020

Máy lạnh

Lắp đặt máy lạnh đúng cách cũng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, nên đặt máy ở nơi râm mát trong nhà, tránh nơi tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời và nên bật/tắt máy một cách hợp lý.

Bạn không nên chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy sẽ càng tiêu thụ điện nhiều hơn. Nhiệt độ phòng chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ), có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy phòng sẽ thoáng hơn.

Nên vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh để đảm bảo công suất hoạt động và tránh hao phí điện năng. Số lần bảo dưỡng còn tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng, tốt nhất là nên bảo dưỡng máy từ 1 đến 2 lần mỗi năm để phát huy tối đa công suất hoạt động của máy.

->> Xem thêm: 4 cách bật máy lạnh không cần điều khiển

Nồi cơm điện

Trước khi nấu cơm bạn cần phải vo gạo thật kỹ, và cần cân nhắc tỉ lệ gạo và nước cho phù hợp với dung tích của nồi cơm đang sử dụng.

Trong quá trình nấu cơm, không được mở nắp nồi cơm điện, vì nếu mở hơi nóng sẽ bị bốc hơi ra ngoài khiến cho lượng nhiệt đang dùng để nấu cơm trong nồi trở nên mất ổn định và cơm cũng không ngon, thậm chí là không chín, nên giữ chế độ hâm nóng sau khi cơm sôi.

Ngoài ra, không nên rút phích cắm ngay khi nấu cơm xong ngay, mà để nồi chuyển sang chế độ giữ ấm giúp cơm thêm thơm ngon. Cần phải vệ sinh chiếc nồi thường xuyên, ngay sau khi sử dụng, để nồi được sạch sẽ và sử dụng bền bỉ hơn.

   ->> Xem thêm: Top 5 nồi cơm điện Panasonic giá dưới 3 triệu đồng

Lò vi sóng

 

Cần lưu ý vị trí lắp đặt lò vi sóng để đảm bảo an toàn sử dụng, nhất là khi gia đình có trẻ nhỏ. Hãy để lò vi sóng trên bệ cao tối thiểu 1m và ngoài tầm với của bé nhỏ nhà bạn, lưu ý không đặt lò vi sóng trong phòng có máy lạnh và không để gần các vật dụng dễ cháy nổ và các thiết bị điện khác.

Khi sử dụng không để các đồ dùng hay thiết bị bất kỳ lên nóc lò vi sóng vì có thể gây hư hại chúng khi lò vi sóng hoạt động. Nên chú ý khi hâm nóng các chất lỏng cần dùng vật đựng có miệng rộng, thành cao và cẩn trọng khi lấy ra để tránh chất lỏng trào ra.

Tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, các dụng khô ráp và hạn chế dùng nước khi vệ sinh lò vi sóng, đặc biệt với khoang lò, tốt nhất nên dùng khăn ẩm để vệ sinh an toàn và hiệu quả.

->> Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua lò nướng loại nào tốt, tiết kiệm điện?

Bếp gas, bếp từ, bếp điện

Làm sạch bếp gas thường xuyên là cách tốt nhất để kéo dài cho tuổi thọ của chúng. Sau khi nấu ăn, bạn nên dành 1 – 2 phút lau sạch các vết bẩn và đồ ăn dây trên bếp một cách cẩn thận để không làm tắc các khe, lỗ thoát lửa.

Bạn cũng có thể sử dụng nước xà phòng để vệ sinh khu vực phát ra lửa giúp làm chúng nóng hơn khi cần.

Với bếp từ, đặt bếp cách tường khoảng 10 cm và nếu xung quanh có các vật dụng phát nhiệt như bếp gas, lò nướng… thì đặt cách 5 cm, vì nếu gần nhau sẽ gây hỏng các linh kiện bên trong, dẫn đến việc khó thay.

Đối với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, lò vi sóng, lò nướng,… cần đặt cách bếp từ ít nhất 1 mét để đảm bảo an toàn cho các thiết bị này và tránh gây nhiễu sóng.

->> Xem thêm: Nhận diện nồi chảo sử dụng cho bếp từ

Hãy chú ý đến việc tăng giảm nhiệt độ khi sử dụng bếp khi bắt đầu từ mức nhiệt thấp nhất và tăng dần dần cho phù hợp với từng món hoặc sử dụng menu nấu ăn tự động được thiết lập sẵn trên bếp. Ngoài ra cần lưu ý về an toàn nguồn điện và vệ sinh bếp điện, bếp từ đơn ngay sau khi sử dụng.

 

Exit mobile version