Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý, rất tốt cho sức khỏe. Do vậy, trên thị trường không tránh khỏi việc động trùng hạ thảo giả được rao bán đánh lừa người tiêu dùng. Cùng Nhanhmua tìm hiểu cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật, giả đơn giản mà chính xác nhé.
Đông trùng hạ thảo có nhiều tên gọi khác nhau như hạ thảo Đông trùng, trùng thảo… Đây là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm thitarodes.
Thực tế, đông trùng hạ thảo không chỉ khác biệt trong nguồn gốc, mà còn có những tác dụng rất đặc biệt mà nó mang lại. Khi sử dụng đúng cách thì đông trùng hạ thảo sẽ phát huy những lợi ích tuyệt vời với sức khỏe con người.
Các loại đông trùng hạ thảo và giá bán
Đông trùng hạ thảo nguyên con (thể tươi): là loại được nuôi cấy trên thân con sâu chi Hepatis. Phòng nuôi cấy phải đạt tiêu chuẩn cao đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng tương đương với điều kiện sinh trưởng tự nhiên của chủng nấm Cordyceps sinensis
Với quy trình chế biến phức tạp, mỗi năm chỉ có một mùa để nuôi cấy được nên bởi vậy đây là phân khúc hàng cao cấp nhất. Giá rơi vào khoảng 8.000.000 cho 1 hộp khoảng 44 – 47 nguyên con (tùy thời điểm mà có giá khác nhau).
Đông trùng hạ thảo dạng khô: Đông trùng hạ thảo khô là dược liệu được sản xuất từ đông trùng hạ thảo tươi sấy khô 95%. Tùy thuộc vào cách sấy và thời gian sấy mà thành phẩm cho ra sẽ khác nhau.
Hơi nước trong đông trùng hạ thảo tươi sẽ được bay hơi thông qua phương pháp sấy đối lưu hoặc sấy lạnh, sao cho độ ẩm cuối còn lại là 5%. Sấy khô giúp việc vận chuyển đông trùng dễ dàng hơn.
Giá của đông trùng hạ thảo dạng khô có giá giao động từ: 500.000 lên đến 5.000.000 cho các loại dạng sợi hay dạng nguyên con đông trùng khác nhau.
->> Xem thêm: Đông trùng hạ thảo là gì?
Nhân tạo: Các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… đều đã thành công trong việc nuôi cấy đông trùng hạ thảo trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các vật chủ khác như hỗn hợp đậu xanh, vỏ trứng, gạo lứt và nhộng tằm xay nhỏ.
Giá của đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo này chênh lệch rất lớn tuỳ thuộc vào nguồn gốc cũng như cơ chế nuôi cấy, thường khoảng 1.000.000 – 3.000.000 đồng/ kg tươi và 35.000.000 – 45.000.000 đồng/ kg khô (tùy thời điểm mà có giá khác nhau).
Tự nhiên: Đông trùng hạ thảo được tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng là một trong những dòng sản phẩm giá trị, quý hiếm và chất lượng nhất.
Trung bình 1kg đông trùng hạ thảo Tây Tạng dạng khô có giá từ 1.2 – 2 tỷ đồng, còn ở dạng tươi giá đông trùng hạ thảo Tây Tạng thường trên 2 tỷ đồng (tùy thời điểm mà có giá khác nhau).
Dạng nước: Đây là loại sản phẩm đông trùng hạ thảo đã qua chế biến, được đóng thành từng chai hoặc gói nhỏ dưới dạng nước hay dung dịch nên rất dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng. Giá rơi vào khoảng 70.000 – 200.000 đồng/10 chai (100ml/ chai) tùy thời điểm mà có giá khác nhau.
Dạng viên nang: được chế biến thành từng viên nhộng. Tuỳ vào nơi sản xuất, cách chế biến và khối lượng hộp mà giá cả khác nhau, trung bình 1.000.000 – 1.500.000 đồng/hộp 100 viên được sản xuất tại Việt Nam.
Dạng bột: được làm từ đông trùng hạ thảo khô đem đi xay mịn thành bột. Giá dao động từ 150.000 – 500.000 đồng/100g bột, tùy thời điểm mà có giá khác nhau.
Cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật, giả
Để phân biệt được đông trùng hạ thảo thật, giả thì bạn cần theo dõi một số cách nhận biết sau:
Quan sát hình dáng bên ngoài
Đông trùng hạ thảo thật thì có hình dáng giống con tằm. Phần thảo ở phía đầu có đường kính mỏng, màu nâu đậm. Còn ở phần trùng ở đuôi có đường kính to với các màu như vàng nâu, vàng sẫm hay màu cà phê, có các vằn xung quanh rất đặc trưng.
Về chiều dài thì mỗi nhánh của đông trùng hạ thảo khoảng 5 – 8cm. Trong đó phần trùng dài từ 3 – 5cm, còn phần thảo dài tầm 2 – 3cm.
Ở phía phần trùng thường có khoảng 20 – 30 vằn khía và cứ 3 vằn khía sẽ tạo nên một nếp gấp xếp thành vòng quanh thân. Với phần thảo thì các vằn khía thường sâu và nhỏ hơn.
Còn đông trùng hạ thảo giả thường các nếp gấp sẽ bằng phẳng vì dùng khuôn để nên.
->> Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng mùa dịch
Phần “thảo” trên đầu
Với đông trùng hạ thảo thật thì ở phần thảo và đầu của phần trùng thường sẽ có các mối nối, các mối nối này rất khớp nhau. Và đặc biệt mùi vị chính của đông trùng nằm ở phần thảo nên nếu bị gãy thì đông trùng sẽ không còn giá trị.
Đồng thời, ở phần thảo thường có 3 màu chính: Phần đầu và cuối phần thảo thường có màu nâu sẫm đến đen nhẹ, còn phần giữa nâu cà phê hoặc vàng và ở những chỗ còn lại thì có màu sáng hơn.
Số chân
Đông trùng thật sẽ có 8 đôi chân ở phần trùng,ở gần phần thảo sẽ có 3 cặp chân nhỏ (chân thoái hóa), ở giữa có 4 cặp chân đối xứng nhau và ở phần đuôi thì có 1 chân.
Còn đông trùng giả thì số chân thường ít hoặc nhiều hơn 8 đôi chân.
Mắt cắt (phần lưng)
Khi cắt ngang phần lưng của đông trùng hạ thảo thật sẽ thấy được phần lõi có màu trắng, không xơ và ở giữa lõi có màu đen hình chữ V vì đó là tuyến tiêu hóa của đông trùng hạ thảo.
Dựa vào phần mắt
Với đông trùng hạ thảo thật sẽ có màu nâu cánh gián ánh màu đồng ở ngay chỗ tiếp nối giữa phần thảo và trùng hay còn gọi là phần mắt. Còn đông trùng giả sẽ không có điểm này và phần mắt thường có màu đen sậm.
Dựa vào màu sắc
Đông trùng hạ thảo thật thì thường có các màu như vàng nâu, vàng đồng và nâu sẫm. Thường các con trùng thảo sẽ có sắc độ khá giống nhau nhưng vị trí phân bổ màu sắc sẽ khác nhau.
Nếu đông trùng giả sẽ có màu vàng hoặc nâu đậm và thường không có sự khác biệt.
Nhận biết bằng xúc giác
Đông trùng hạ thảo thật thường rất nhẹ vì đã được sấy khô. Còn đông trùng hạ thảo giả khi cầm trên tay thường nặng hơn vì bị nhét thêm lõi chì vào giữa để tăng trọng lượng.
Phân biệt bằng khứu giác
Khi ngửi đông trùng hạ thảo thật thì có mùi giống nấm hương. Đồng thời, nếu cầm vài con vì mùi rất nhẹ, còn mở một hộp chứa nhiều con thì sẽ cảm nhận được một mùi hương đậm rất đặc trưng.
Còn đông trùng giả thì thường là mùi của nguyên liệu hóa học hay mùi nước hoa.
->> Xem thêm: Yến huyết là gì? Cách phân biệt yến huyết thật, giả
Phân biệt bằng vị giác
Nếu nhai thử thì đông trùng hạ thảo thật thì có mùi hơi tanh, bùi ngậy và có mùi thơm giống thịt gà. Còn đông trùng giả thì có vị nồng của đất và khi nhai lâu thường bị dính răng và có độ cứng giống bột đất sét.
Nhộng trùng thảo không phải đông trùng hạ thảo
Nhộng trùng thảo là loại được nuôi trong phòng thí nghiệm, thường có màu vàng cam sáng, mọc theo cụm và thường sẽ không có nhiều giá trị dinh dưỡng như đông trùng hạ thảo tự nhiên.
Kinh nghiệm mua đông trùng hạ thảo thật
Để có thể mua được đông trùng thật thì cần trang bị một số kinh nghiệm thực tế sau:
- Cần yêu cầu bên mua cung cấp giấy chứng nhận về xuất xứ của đông trùng từ cơ quan chức năng.
- Tại cơ sở kinh doanh cần có giấy phép hoạt động, có uy tín và thương hiệu.
- Cần có phiếu kiểm nghiệm đối với các hoạt chất chính của đông trùng.
- Phải có bảng mẫu so sánh để khách hàng tự kiểm tra và phân biệt đông trùng thật và đông trùng giả.