Các loại nồi sử dụng được cho bếp từ đều có chung những đặc điểm như: Có dấu hiệu Induction, có kí hiệu lò xo hoặc đáy nồi được làm bằng chất liệu nhiễm từ tính.
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp nồi nấu. Do đó, nồi nấu bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu như thép, gang, men sắt, thép không gỉ hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10 cm. Chỉ khi dùng đúng nồi, bếp mới cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.
Dưới đây là những cách nhận biết nồi, chảo sử dụng cho bếp từ bạn có thể dựa vào đó để phân biệt rất dễ dàng.
Cách nhận biết
Xem dấu hiệu Induction dưới đáy hoặc trên tem sản phẩm
Cách đơn giản nhất để nhận biết nồi sử dụng được cho bếp từ là quan sát dấu hiệu Induction hoặc biểu tượng lò xo dưới đáy nồi hoặc trên tem sản phẩm có ghi rõ nồi có thể sử dụng được cho bếp từ.
Chữ Induction thể hiện nồi chảo có thể sử dụng cho bếp từ.
Nồi chảo có biểu tượng lò xo dưới đáy có thể sử dụng được cho bếp từ.
->> Xem thêm: Nồi áp suất bếp từ là gì?
Dùng nam châm để nhận biết nồi có thể sử dụng cho bếp từ
Cách dùng nam châm để kiểm tra nồi có thể sử dụng được cho bếp từ rất đơn giản: Dùng một thỏi nam châm đặt dưới đáy nồi, nếu nam châm và đáy nồi hút nhau thì nồi đó có thể sử dụng được cho bếp từ. Ngược lại, nếu nam châm không hút đáy nồi thì nồi đó không thể sử dụng cho bếp từ.
Dùng nam châm để nhận biết nồi chảo dùng cho bếp từ là cách sử dụng đơn giản nhất.
Những loại nồi có thể sử dụng cho bếp từ
Do bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng Fu-cô để làm nóng thức ăn từ đáy nồi nên bếp từ chỉ tiếp nhận những loại nồi có đặc tính nhiễm từ. Có thể liệt kê một số loại nồi có thể sử dụng cho bếp từ như sau:
- Nồi được làm từ inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430: Do inox 430 có đặc tính cơ bản là nhiễm từ, vì trong thành phần của inox 430 có chứa sắt. Có thể dùng nam châm để kiểm tra từ tính của inox 430.
- Nồi được làm bằng gang hoặc gang tráng men: Nồi bằng gang có từ tính do trong thành phần của gang có chứa sắt, do đó có thể sử dụng được cho bếp từ. Có thể dùng nam châm để kiểm tra từ tính của nồi, chảo bằng gang.
->> Xem thêm: Nên chọn bếp từ của hãng nào?
Những loại nồi không sử dụng được cho bếp từ
Nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất là những loại nồi không thể sử dụng được cho bếp từ do những chất liệu trên không có từ tính. Do đó, nếu muốn sử dụng các loại nồi nói trên cho bếp từ thì đáy nồi phải có thêm lớp sắt hay inox 430 (chỉ áp dụng cho nồi nhôm). Từ tính của sắt có thể giúp nồi nhôm sử dụng được cho bếp từ.
Bên cạnh việc sử dụng nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất có đáy nồi bằng sắt, bạn cũng có thể sử dụng đĩa từ để giúp bếp từ nhận nồi không được làm từ chất liệu nhiễm từ. Lúc này đĩa từ được bếp từ làm nóng, rồi từ đó làm nóng nồi nấu.
Nồi thủy tinh chịu nhiệt không phù hợp để nấu bếp từ
->> Xem thêm: Top 5 loại bếp từ giá rẻ
Những lưu ý khi lựa chọn nồi chảo cho bếp từ
- Tất cả các dòng bếp từ đều kén nồi, chảo, đặc biệt là bếp châu Âu, do tiêu chuẩn sản xuất cao.
- Nên chọn loại nồi, chảo dày từ 3 đáy trở lên. Nồi, chảo dùng cho bếp từ nên chọn loại nồi có đáy bằng phẳng và đáy nồi, chảo không được quá nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa nồi nấu và mặt bếp giúp tăng hiệu quả đun nấu và giúp tiết kiệm điện năng.
- Nên dùng nồi, chảo có đường kính từ 10 – 26cm, bếp từ sẽ cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.
- Nồi, chảo có thể không tương thích với bếp từ nếu đường kính nồi, chảo lớn hơn đường kính vòng từ trên bếp.
- Nồi, chảo có đáy từ nổi gờ, việc tiếp xúc với mặt bếp từ sẽ ít hơn, có thể làm giảm khả năng tương thích với bếp.