Ăn nấm đông cô có tác dụng gì?

Nấm đông cô từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân châu Á. Hơn 6.000 năm, nấm đông cô từng có mặt trong dược điển chống ung thư của nhiều nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngày nay, tại châu Âu loại nấm này cũng nằm trong phác đồ điều trị một số bệnh mạn tính như thấp khớp, dị ứng, viêm gan… Vậy, cụ thể ăn nấm đông cô có tác dụng gì?

Đặc điểm của nấm đông cô

Nấm đông cô có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng nay đã được trồng ở Trung Quốc và cả Nhật Bản từ thời tiền sử cách đây hơn 1000 năm. Người Trung Quốc gọi nấm đông cô là Dong-Gu, khi được phiên âm tiếng Việt thành đông cô, còn người Nhật gọi là Shiitake. Ăn nấm đông cô có tác dụng gì? 9

Nấm đông cô có tên khoa học là Lentinula Edodes, thuộc họ Pleurotaceae, có dạng như cây dù, có đường kính 4-10 cm, màu nâu nhạt và chuyển thành nâu sậm khi chín. Trên mặt nấm có những đốm nhỏ màu trắng. Nấm có cuống hình trụ, thịt nấm màu trắng. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và cây thay lá mỗi mùa như sồi, dẻ, phong. Loài thực vật này mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nấm đông cô chứa khá nhiều đạm và đặc biệt giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như vitamin B, C, tiền vitamin D, canxi, sắt, Niacin, nhôm, magiê… Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nấm cũng có một số alcool hữu cơ, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt của nó khi được nấu chín. Vì nấm đông cô có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên những người ăn chay thường xuyên dùng loại nấm này. Với những dưỡng chất kể trên, lợi ích của nấm đông cô mang lại cho cơ thể con người là rất lớn.

Cách nhận biết nấm đông cô

Ăn nấm đông cô có tác dụng gì? 10

Để nhận biết nấm đông cô, bạn dựa vào các đặc điểm sau:

  • Mũ nấm lớn có kích thước khoảng 5 – 20cm, màu nâu vàng, nâu đậm, nâu xám, thân cong, mũ và thân mọc liền nhau.
  • Dưới mũ có màu trắng nhạt, hơi vàng nâu, có dạng răng cưa, mọc tròn.
  • Thân có màu vàng nâu, mọc xiêng qua một bên hoặc ở trung tâm.
  • Thịt nấm có màu từ trắng đến màu vàng nhạt.
  • Có mùi vị thơm, giống như hành.
  • Nấm có quanh năm.

Lợi ích của nấm đông cô với sức khỏe

Cung cấp vitamin B

Nấm đông cô cung cấp các vitamin B phức tạp có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể bằng cách chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng. Vitamin B cũng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho trẻ nhỏ. Chỉ cần ăn 4 chiếc nấm, cơ thể của bạn đã có 1/7 lượng chất riboflavin, 1/6 lượng vitamin B6 và 1/5 lượng chất niacin khuyến nghị mỗi ngày. Khi nấu chín, nấm có ít vitamin hơn. Loại nấm phơi khô chứa ít riboflavin hơn nấm tươi.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Chất d-Eritadenine có trong nấm có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất đường liên phân tử glucans beta trong nấm cũng có tác dụng tương tự. Nấm đông cô có thể ngăn chặn quá trình sản xuất phân tử bám vào, từ đó bảo vệ các mạch máu.

Ngoài ra, nấm còn có một số chất chống oxy hóa là kẽm, mangan, selenium, đồng bảo vệ mạch máu khỏi tác hại do quá trình trên gây ra. Đặc biệt, chất ergothioneine (ET), từ axit amin histidine, có lợi cho ti thể (mitochondria). Trong khi ti thể sử dụng oxy để tạo ra năng lượng cho tế bào tim, giúp tim mạch khỏe mạnh.

Ăn nấm đông cô có tác dụng gì? 11

Điều trị bổ sung và phòng ngừa một vài bệnh ung thư

Một trong những thành phần chính của nấm đông cô là Lentinan, có tác dụng ức chế hiệu quả enzyme cytochrome P450 1A gây viêm và ung thư. Dựa vào thử nghiệm trên động vật, kết quả chứng minh các chất chiết xuất từ nấm đông cô rất có lợi khi chống ung thư ở các tế bào ruột kết. Chất lentinan còn hỗ trợ hệ thống miễn dịch, có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Vì vậy, người bị ung thư vú, ung thư bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt ăn nấm đông cô như một cách điều trị bổ sung.

Ngoài ra, nấm đông cô có chứa alpha-glucan được gọi là Hexoza, tương quan với hợp chất (AHCC), là một hỗn hợp các polysaccharide, axit amin và khoáng chất. Hợp chất này chỉ có trong nấm đông cô và giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại khối u, đặc biệt ung thư cổ tử cung.

Ngăn chặn độc tố của vi khuẩn lao

Với những người bị lao phổi, lợi ích của nấm đông cô là có khả năng chống lại độc tố của vi khuẩn lao nhờ chất Lentinan. Cụ thể, nếu sử dụng Lentinan 1g/ngày, mỗi tuần 2 lần thì tỷ lệ opsonin trong máu rất cao, có thể ngăn chặn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể hoàn toàn.

Giúp giảm cân, vóc dáng thon

Trong 100g nấm đông cô chỉ có 34 calorie, ít hơn nhiều so với hầu hết các loại rau khác nhưng lại cung cấp 2,5g chất xơ, giàu hàm lượng nước và chỉ chứa khoảng 0,5g chất béo giúp bạn có cảm giác ăn no, rất thích hợp làm thực phẩm giảm cân. Theo một nghiên cứu được đăng tải trong tạp chí American Journal of Clinical Nutrition năm 2010, trong 1,800g nấm đông cô được nấu chín có khoảng 515 IU vitamin D, có tác dụng thúc đẩy cơ thể giảm trọng lượng.

Áp dụng chế độ ăn giảm cân có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn. Hợp chất lentinan trong nấm đông cô sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng.

Ăn nấm đông cô có tác dụng gì? 12

Chăm sóc làn da hoàn hảo

Nấm đông cô được dùng trong đời sống của người Châu Á từ lâu để giảm viêm, tăng độ đàn hồi của da. Axit kojic được chiết xuất từ nấm đông cô, thay thế chất hydroquinone, làm mờ dần các vết sẹo thâm và đốm đồi mồi, giúp tẩy trắng da.

Chế biến đúng cách

Ngoài việc quan tâm đến lợi ích của nấm đông cô, bạn cũng nên lưu ý cách sử dụng nấm. Khi chế biến nấm được phơi hay sấy khô, bạn chỉ cần rửa sơ qua và loại bỏ đất cát nếu có, không ngâm nấm trong nước quá lâu vì có thể thất thoát các chất dinh dưỡng trong nấm.

Đối với nấm tươi, bạn chọn nấm theo nguyên tắc càng non càng ngon. Nấm ngon thường có màu vàng nâu nghĩa là nấm phơi được nắng, chân nhỏ và ngắn. Sau khi ngâm vào nước được 10 phút, nấm nở đều nhưng vẫn còn dai, nước ngâm nấm có màu hanh vàng và có mùi thơm đặc trưng.

Để giữ lại các chất dinh dưỡng và tăng cường lợi ích từ nấm đông cô với sức khỏe, bạn chỉ nên nấu nấm trong 7 phút. Nấm rất xốp, do đó nếu tiếp xúc với nước quá lâu, nấm sẽ trở nên mềm, mất độ giòn và ngon. Vì thế, khi chế biến, bạn đừng ngâm nấm mà dùng khăn ướt lau sạch nấm rồi rửa nhanh lại với nước.

Nấm đông cô không chỉ được biết đến là loại thực phẩm ngon miệng mà còn là bài thuốc quý vì chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khi dùng nấm để chế biến món ăn hay làm thuốc bạn cũng nên lưu ý cách chế biến nấm như hướng dẫn trong bài viết trên.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0