Bệnh bạch hầu có lây không?

Nhiều người lo lắng khi mới đây tại Việt Nam xuất hiện bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Vậy bệnh bạch hầu có lây không?

Câu trả lời là “Có”. Bệnh bạch hầu thường lây qua đường hô hấp, do tiếp xúc với người bệnh hoặc người mang vi khuẩn bạch hầu, hoặc do tiếp xúc với chất bài tiết hoặc đồ vật có dính chất bài tiết của người bệnh.

Bệnh bạch hầu là gì? Nguy hiểm không?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.

+ Đường lây truyền

– Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…Bệnh bạch hầu có lây không? 1

+ Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

– Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.

– Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.

->> Xem thêm: Tỏi ngâm rượu chữa bệnh gì?

+ Biến chứng của bệnh

Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:

– Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.

– Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

– Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Bệnh bạch hầu có lây không? 2

+ Phòng bệnh bạch hầu.

Phòng bệnh không đặc hiệu: Cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và tiếp xúc cần đeo khẩu trang. Vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn.

Phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm đủ 3 mũi vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT) hoặc vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi. Tiêm nhắc lại DPT cho trẻ từ 18 tháng.

Hiện nay, bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có căn bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu có lây không? 3

->> Xem thêm: Uống 5 loại đậu có tác dụng gì?

Đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu

  • Người ở mọi độ tuổi có tiếp xúc với người bị nhiễm bạch hầu, đi du lịch đến các vùng dịch tễ của bệnh bạch hầu nhưng chưa được tiêm phòng vắc xin;
  • Đối với trẻ sơ sinh: thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không mắc bệnh nhưng miễn dịch bảo vệ này sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng – 1 tuổi nên trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh nếu không tiêm vắc xin;
  • Ở trẻ em tuổi dễ mắc bệnh  < 15 tuổi nếu chưa có miễn dịch;
  • Sau khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời tuy nhiên với những nhóm người suy giảm miễn dịch tỉ lệ tái nhiễm bệnh khoảng 2 – 5%;
  • Miễn dịch bảo vệ sau tiêm vắc xin thường kéo dài khoảng 10 năm, hiệu quả bảo vệ của vắc xin lên đến 97%  nhưng giảm dần theo thời gian, do vậy nếu không tiêm nhắc lại vẫn có thể mắc bệnh;

Bệnh bạch hầu có chữa được không?

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

 

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0