Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc

Đôi khi vô tình, bạn lại dùng chung những loại thực phẩm, nước uống sau đây với thuốc khiến thuốc bị giảm tác dụng. Đó là những thực, phẩm, nước uống nào, mời bạn cùng Nhanhmua tìm hiểu nhé!

Bia, rượu và thức uống có cồn

Khi đang sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt… nếu dùng thêm bia, rượu sẽ làm gan bị tổn thương. Ngoài ra, rượu bia còn làm tăng độc tính của Paracetamol, Aspirin gây nên tình trạng suy thận, hại dạ dày.

Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc 1

Nước ngọt có ga

Một số loại nước ngọt trên thị trường hiện nay có chứa Caffein. Do đó, khi sử dụng chung với các loại thuốc có thành phần sắt sẽ tạo ra kết tủa khó hấp thu. Việc thường xuyên dùng nước ngọt loại này để uống thuốc có thể gây nên bệnh sỏi thận.

->> Xem thêm: Trào lưu thực phẩm hút chân không và nguy cơ ngộ độc độc tố botulinum

Sữa

Uống sữa giúp bổ sung Canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng sữa để uống thuốc thì lượng Canxi này sẽ cản trở sự hấp thu của một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Vì vậy, để thuốc phát huy hết tác dụng bạn không nên uống chung với sữa.

Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc 2

Cà phê

Khi đang dùng các loại thuốc kháng viêm điều trị bệnh thì tuyệt đối không dùng chung với cà phê vì điều này cực kì không tốt cho dạ dày của bạn. Bên cạnh đó, khi uống các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ thì việc sử dụng cà phê cũng làm giảm hiệu quả của thuốc.

Nước trà

Với các loại thuốc chống nấm phổ biến như Metronidzol, Griseofulvin, Ketoconazol… tuyệt đối không uống chung với nước trà. Vì trong trà có chất Tanin làm giảm sự hấp thu hoặc mất tác dụng của thuốc.

Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc 3

Nước trái cây

Nhiều loại nước trái cây khi dùng uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây nên tác dụng phụ, đặc biệt là nước ép bưởi. Một số nghiên cứu cho thấy, hợp chất Furanocoumarins trong nước ép bưởi làm mất tác dụng của enzyme CYP3A4 trong màng ruột. Enzyme này có khả năng phân giải nhiều loại thuốc. Do đó, không khuyến khích việc uống thuốc bằng nước ép trái cây.

->> Xem thêm: Uống chè vằng có giảm cân không?

Chuối

Những người đang uống thuốc điều trị huyết áp cao không nên ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều Kali như chuối, rau lá xanh và cam. Vì khi đó có thể dẫn tới nồng độ Kali cao gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp. Điều này không hề tốt đối với bệnh nhân bị huyết áp cao.

Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc 4

Trái cây có múi

Axit trong các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh có thể can thiệp vào quá trình phân hủy thuốc ho có Dextromethorphan. Quá trình này không những làm giảm hiệu quả chữa bệnh ho mà còn gây nên các triệu chứng buồn ngủ, ảo giác. Chính vì vậy, sau khi uống thuốc ho bạn không nên ăn các loại trái cây có múi kể trên.

Sinh tố trái cây

Nhiều người có thói quen uống sinh tố trái cây để làm giảm vị đắng sau khi uống thuốc. Tuy nhiên, đó là một thói quen hoàn toàn sai lầm sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Thậm chí, sinh tố trái cây còn có thể sinh ra những chất có hại gây ra các tác dụng phụ đối với cơ thể.

Uống nước cam sau khi uống thuốc có làm mất tác dụng của thuốc?

Theo Bác sỹ Cao Hồng Phúc (Học viện Quân y), tuy cam rất tốt cho sức khỏe và thường được mua làm quà thăm bệnh, cam và chanh lại có ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thu thuốc của người bệnh.

Thực tế khi thời gian uống thuốc và nước cam quá gần nhau, nước cam có thể làm giảm nồng độ thuốc đi 23 – 28%.

Nước cam có chứa một chất tương tự như Naringin, chất này làm hạn chế sự hoạt động của hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4, không có hai men này, thuốc khó có thể được hấp thu đầy đủ. Ngoài ra nước cam còn làm giảm nồng độ thuốc trong máu, khiến ruột khó hấp thụ.

Trong các loại thuốc, thuốc kháng sinh là loại được khuyến cáo không nên uống cùng với nước cam, nhất là những bệnh nhân hệ miễn dịch kém và đang điều trị các bệnh viêm nhiễm

Axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn đến vô hiệu hóa các loại thuốc kháng sinh. Khi kháng sinh không còn sức mạnh diệt khuẩn, cơ thể bệnh nhân có thể sẽ nhiễm phải những bệnh nhiễm trùng.

Đối với người đang điều trị các bệnh huyết áp, dùng nước cam gần thời điểm uống thuốc có thể làm hiệu quả kiểm soát huyết áp giảm, nồng độ thuốc cũng hạ xuống 1/5. Trong một số trường hợp, nước cam còn đối kháng lại tác dụng của thuốc, ví dụ như nước cam và nhóm thuốc chống viêm loét dạ dày.

Nước cam nhiều vitamin C và axit, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, trong khi thuốc chống loét dạ dày hoạt động dựa trên cơ chế giảm độ axit trong dạ dày và tăng độ pH, giúp triệt tiêu các triệu chứng bệnh.

Có thể thấy mặc dù là loại trái cây bổ dưỡng, nếu dùng không đúng cách và thời điểm, cam chanh cũng đem lại nhiều ảnh hưởng đối với quá trình điều trị bằng thuốc của người bệnh.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0