Thực phẩm biến đổi gen là gì?

Từ năm 2014 đến nay, thực phẩm biến đổi gen (GMO) được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội.

Những ý kiến trái chiều về loại thực phẩm này được bàn tán sôi nổi trên mạng và trên báo chí, các sản phẩm biến đổi gen và cả dán nhãn không biến đổi gen (Non-GMO) cũng được bày bán, thế nhưng, số lượng người biết về thực phẩm biến đổi gen vẫn chưa nhiều, và kiến thức liên quan vẫn chưa được phổ biến và chưa được cung cấp đầy đủ các ưu nhược điểm.

Thực phẩm biến đổi gen là gì?

Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm được tạo ra từ sinh vật bị biến đổi gen (genetically modified organism, hay viết tắt là GMO), tức các sinh vật bị biến đổi bởi các tác nhân bên ngoài như tia X, tia phóng xạ… Động vật được biến đổi gen lần đầu vào năm 1974 do Rudolf Jaenisch tiến hành, và thực vật được biến đổi gen lần đầu vào năm 1983.

Mục đích của biến đổi gen ban đầu là để biến đổi các đặc tính của sinh vật để cho chúng có khả năng kháng chịu môi trường cũng như sâu bệnh tốt hơn, hoặc để đạt được năng suất cao hơn. Sau này, biến đổi gen cho phép tạo ra nhiều loại động vật và thực vật với nhiều đặc điểm kỳ lạ để tạo sức hút về mặt thẩm mỹ đối với người tiêu dùng hơn.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 1 Do mục đích của biến đổi gen sinh vật chủ yếu là cung cấp thực phẩm cho con người, cho nên sinh vật biến đổi gen (GMO), cũng được đồng nhất với thuật ngữ thực phẩm biến đổi gen (genetically modified foods), và trong bài này, chúng ta sẽ thống nhất một tên gọi chung đó là thực phẩm biến đổi gen, viết tắt là GMO.

Những thí nghiệm về biến đổi gen bắt đầu từ những năm 1970 khi các nhà khoa học thử nghiệm cấy ghép một gen của sinh vật này cấy vào sinh vật kia. Năm 1972, Paul Berg đã tạo ra phân tử DNA tái tổ hợp đầu tiên khi ông kết hợp DNA từ một virus khỉ với DNA của virus lambda.

Herbert Boyer và Stanley Cohen đã tạo ra sinh vật biến đổi gen đầu tiên vào năm 1973. Họ lấy một gen từ một loại vi khuẩn có khả năng chống lại kháng sinh kanamycin, chèn nó vào một plasmid và sau đó gây ra một vi khuẩn khác để kết hợp plasmid. Vi khuẩn sau đó có thể tồn tại trong sự hiện diện của kanamycin. Boyer và Cohen đã biểu hiện các gen khác trong vi khuẩn. Điều này bao gồm các gen từ con cóc Xenopus laevis năm 1974, tạo ra GMO đầu tiên biểu hiện một gen từ một sinh vật thuộc một giới khác.

Sự ra đời của sinh vật biến đổi gen thực sự đã mang đến viễn cảnh mới cho vấn đề lương thực toàn cầu. Người ta tin rằng, các nhà khoa học có thể can thiệp vào gen của sinh vật để làm tăng mức độ tăng trưởng, khả năng chống chọi với môi trường và bệnh dịch. Do đó, thực phẩm biến đổi gen được ứng dụng như loại sản phẩm bán đại trà, thay thế cho giống sinh vật truyền thống. Một loạt các loại thực phẩm như ngô (bắp), đậu nành, cà chua, cà tím, gạo, thịt bò, cá hồi… đã dần được thay thế bằng loại biến đổi gen, trong đó phổ biến nhất là ngô và đậu nành.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 2

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các giống biến đổi gen đó là chúng không thể sinh sản tự nhiên. Động vật biến đổi gen không thể sinh sản và cây trồng biến đổi gen thì không thể tạo ra hạt giống để gieo trồng. Chính vì vậy, loại thực phẩm này vẫn bị cộng đồng mạng ở nước ngoài đùa nhạo là loại thực phẩm Zombie.

Do không thể sinh sản, các giống biến đổi gen thuộc quyền sở hữu trí tuệ của các tập đoàn như Syngenta, Monsanto (đã phá sản)…, người nông dân phải đối mặt với tình trạng lệ thuộc về giống đối với tập đoàn cung cấp giống. Họ phải liên tục mua giống mới từ tập đoàn, chấp nhận mọi mức tăng giảm giá thành theo yêu cầu của tập đoàn.

->> Xem thêm: Thuốc diệt muỗi sinh học là gì? Có tốt không?

Thậm chí, nếu phấn hoa của một vườn cây biến đổi gen tình cờ bay sang vườn của nông dân khác đang trồng các cây thường theo phương thức cũ và tạo ra một loại lai ghép, thì người nông dân gieo trồng theo phương thức cũ cũng có thể bị quy kết là vi phạm sở hữu trí tuệ. Do đó, một số các quốc gia như Nga, Hungary, Nhật Bản… không muốn bị lệ thuộc vào giống của các tập đoàn lớn đã đưa ra chính sách ngăn cấm nuôi trồng sinh vật biến đổi gen và bán các dòng thực phẩm biến đổi gen.

Thêm nữa, đến nay chưa có bất cứ một nghiên cứu nào có thể xác nhận được rõ ràng về mức độ an toàn cũng như mối nguy hại của thực phẩm biến đổi gen. Mặc dù trong năm 2016, loại thực phẩm này được 109 nhà khoa học được giải Nobel đảm bảo về độ an toàn, thế nhưng nỗi lo lắng, nghi ngại của người dân đối với các nguy cơ có thể ẩn sâu dưới vẻ tươi ngon của chúng vẫn không thể dập tắt.

Trong bối cảnh đó, các tập đoàn sản xuất thực phẩm chọn cách không công khai thành phần thực phẩm biến đối gen trong sản phẩm khiến cho sự hoang mang của người tiêu dùng ngày càng lan mạnh.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 3

Mức độ phổ biến của thực phẩm biến đổi gen hiện nay

Nếu chúng ta chỉ đọc thông tin trên mạng, thực phẩm biến đổi gen có lẽ chỉ là câu chuyện khoa học viễn tưởng, thế nhưng, trên thực tế, chúng lại gần gũi với chúng ta hơn ta tưởng. Bất cứ sản phẩm nào trong siêu thị mà bạn hay đi cũng có thể chứa thành phần biến đổi gen ít hoặc nhiều, chỉ là chúng có được dán nhãn hay cung cấp thông tin trên nhãn hay không mà thôi.

Từ năm 1996 đến năm 2013, cây trồng biến đổi gen trên toàn cầu đã tăng từ 1,7 triệu ha đến 175 triệu ha. Cũng trong năm 2013, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành trồng đại trà cây ngô biến đổi gen có khả năng chịu hạn, rồi đến nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam, và đến nay, thật khó có thể biết được các sản phẩm có chứa ngô (loại ngô ngọt) đang có trên thị trường liệu có phải có nguồn gốc biến đổi gen hay không.

Ngày 13/8/2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cấp phép cho 4 loại ngô biến đổi gen có đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn gia súc, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam.

Viện trưởng Viện di truyền Nông nghiệp Lê Huy Hàm, trong bài báo đăng trên Nông nghiệp Việt Nam đã cho biết, khoảng 35% lượng ngô trên thế giới là biến đổi gen, Việt Nam năm 2013 đã nhập 2 triệu tấn ngô, chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2014 đã nhập từ 2 đến 3 triệu tấn ngô, đều là biến đổi gen. Thế nhưng người tiêu dùng và người nông dân, dù được tuyên truyền kỹ lưỡng về sản phẩm này, họ vẫn chọn nó vì giá thành rẻ hơn và mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt tốt hơn.

Đậu nành biến đổi gen còn là loại sản phẩm phổ biến hơn ngô, không những tại Mỹ mà trên cả thế giới. Tại Mỹ, đậu nành GMO chiếm 94 % diện tích canh tác đậu nành, theo số liệu của trang Resposible Technology. Ông Hàm cũng cho biết, đậu nành biến đổi gen chiếm 90% lượng đậu nành tiêu thụ toàn quốc. Hãy thử tưởng tượng, sữa đậu nành, dầu đậu nành, đậu phụ… những nhu yếu phẩm rất thường xuyên ấy đều có xuất xứ biến đổi gen, chúng ta vẫn ăn hàng ngày và chúng ta không hề biết gì cả.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 4

Từ năm 1996 đến năm 2012, cây bông biến đổi gen ở Trung Quốc đã đem lại lợi nhuận lên đến 15 tỉ USD. Do đó, cây bông này khá phổ biến. Và nếu bạn mua một sản phẩm thời trang được sản xuất tại Trung Quốc, có phải chúng được làm từ sợi biến đổi gen hay không?

Từ tháng 7/2007, Chính phủ đã phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen”. Nhiệm vụ chính của đề án là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý an toàn sinh học cho cây trồng biến đổi gen vầ nâng cao nhận thức của người dân về loại thực phẩm này.

->> Xem thêm: Tổng hợp đặc sản Tết ba miền làm quà biếu

Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký, ghi rõ trong điều 11: “Tổ chức, cá nhân lưu thông thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị trường với tỷ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiện các thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn hàng hóa.”.

Nhưng hiện nay các thông tin về thực phẩm biến đổi gen vẫn chưa được cung cấp đầy đủ cho người dùng. Không có nhãn hàng nào được dán, không có thông tin chi tiết về xuất xứ thành phần ghi trên sản phẩm. Còn người tiêu dùng vẫn mua theo thói quen tham rẻ hoặc chọn cách mua các sản phẩm ngoại có chứng nhận Organic hoặc Non-GMO.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 5

Tình trạng của các phong trào ủng hộ và phản đối thực phẩm biến đổi gen

Những tiếng nói phản đổi GMO trên thế giới ban đầu chỉ manh nha đến từ các phong trào chống độc quyền, nhưng đến nay đã lan rất rộng ở các nước phát triển và đang phát triển. Sự phản đối thực sự bùng nổ lớn khi Ấn Độ tổ chức những cuộc biểu tình diện rộng để phản đối Monsanto và thực phẩm biến đổi gen khi những trang trại biến đổi gen không mang lại lợi nhuận cho nông dân  mà chỉ mang lại đói nghèo.

Theo trang Global Research, tính đến năm 2012 đã có 200.000 trường hợp nông dân tự tử liên quan đến sự thât bại của trang trại biến đổi gen.  Thái tử Charles đã tổ chức các hoạt động từ thiện, vận động người dân Ấn Độ hướng đến “một nền nông nghiệp mang lại lợi ích bền vững, lâu dài” mà nhờ đó nông dân Ấn Độ có thể thoát khỏi tình trạng đói nghèo và nợ nần do trang trại biến đổi gen gây ra. Năm 2010, Bộ trưởng Bộ môi trường Ấn Độ buộc phải ban hành “lệnh đình chỉ” tạm thời lưu hành hạt giống GMO của Monsanto tại nước này.

Trong năm 2013, hơn 2 triệu người trên khắp thế giới đã cùng xuống đường biểu tình chống lại Tập đoàn Monsanto, nhà sản xuất GMO lớn nhất thế giới. Các cuộc biểu tình diễn ra tại 436 thành phố thuộc 52 quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada, đến các nước Nam Mỹ và Châu Âu.

Tại Los Angeles, Califorina, Portland, người Mỹ đòi công khai thành phần các sản phẩm biến đổi gen. Đến nay phong trào này vẫn tiếp diễn qua các hình thức online như ký tên yêu cầu các tập đoàn thực phẩm phải dán nhẫn biến đổi gen trên trang Change.org Tại Châu Âu, hàng nghìn người đổ xuống các đường phố tại thủ đổ Pháp, Áo, Đức. Tại Paris, họ diễu hành ở quảng trường Trocadero gần tháp Eiffel, giương cao khẩu hiệu  phản đổi: “Cấm thựuc phẩm biến đổi gen trên bàn ăn, cũng như trên đồng ruộng” hay “Monsanto tàn phá và giết hại nông dân và hành tinh chúng ta”.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 6

Tại Việt Nam, phong trào phản đối GMO tuy không rầm rộ và kịch liệt như trên thế giới nhưng cũng dành được sự quan tâm từ người tiêu dùng. Thay vì xuống đường biểu tình, một group facebook có tên “Người tiêu dùng cần biết về thực phẩm biến đổi gen” đã được thành lập đúng thời điểm ngô biến đổi gen bắt đầu “đổ bộ” vào Việt Nam một cách công khai.

->> Xem thêm: Mua bánh chưng gạo lứt ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thay vì phản đối biến đổi gen, group tập trung vận động dán nhãn và tuyên truyền đa chiều về thực phẩm biến đổi gen theo đúng đề án đã được chính phủ duyệt năm 2007. Số lượng thành viên tham gia group đến nay lên tới hơn 26 ngàn người. Cuộc vận động online này không chỉ tuyên truyền cho người dân biết về thực phẩm biến đổi gen mà còn thúc đẩy phong trào nông nghiệp bền vững.

Cho tới nay, có rất nhiều các fanpage và group trên facebook như Nông nghiệp sạch, Nông nghiệp bền vững… cũng thúc đẩy phong trào này. Nhiều nông dân hoặc những nhà đầu tư nông nghiệp cũng bắt đầu chuyển hướng sang canh tác hữu cơ hoặc thuần tự nhiên thay thế không chỉ cho GMO mà các phương thức nông nghiệp sử dụng hóa chất. Đây cũng là một xu hướng mang tính toàn cầu.

Cũng trong năm 2013, Liên Hiệp Quốc đã lên tiếng kêu gọi canh tác bền vững và phát triển nông nghiệp địa phương trong một ấn bản có tên “Nhìn lại thương mại và môi trường năm 2013: Thức tỉnh trước khi quá muộn” (“Trade and Environment Review 2013: Wake Up Before It’s Too Late”), từ sự đóng góp của hơn 60 chuyên gia trên khắp thế giới.

Thực phẩm biến đổi gen là gì? 7

Trước đó, các trang trại nông nghiệp bền vững đã có tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan… và đặc biệt là tại Nga – thiên đường của sản phẩm hữu cơ, nhưng sau lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc thì phong trào mới này đã lan rộng rãi.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của các trang trại nông nghiệp sạch đến nay vẫn là chuyện… “dán nhãn”. Liệu các chứng nhận của sản phẩm có hoàn toàn đáng tin cậy và có phù hợp với túi tiền của người nông dân? Liệu các sản phẩm tự xưng là hữu cơ hay thuần tự nhiên tại Việt Nam có được kiểm tra kỹ càng và được đảm bảo?

Và nếu như việc không dán nhãn GMO khiến cho các sản phẩm biến đổi gen lan rộng một cách vô tội vạ thì việc dán những cái nhãn không được đảm bảo lắm về tiêu chí lại đang khiến phong trào nông nghiệp sạch vốn rất tích cực gặp phải cản trở.

Hà Thủy Nguyên

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0