Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng?

Ginseng (nhân sâm hay được gọi tắt là sâm) là một thực phẩm giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, làm giảm các triệu chứng căng thẳng, hỗ trợ ở một mức độ nhất định liên quan đến các đặc tính chống ung thư và chống oxy hóa. 

Nhân sâm có chứa hai hợp chất quan trọng: Ginsenosides và Gintonin. Các hợp chất này bổ sung cho nhau để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Công dụng của Ginseng

Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng? 1

Ginseng là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Ngày nay y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể:

  • Ginseng hay nhân sâm giúp tăng sức đề kháng, tăng sức bền vận động, giảm mệt mỏi, rút ngắn thời gian phục hồi sau vận động quá độ.
  • Ginseng giúp ngăn ngừa lão hóa duy trì tuổi thanh xuân.
  • Ginseng giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu, huyết áp thấp và các bệnh về tim và giúp cân bằng huyết áp
  • Ginseng hỗ trợ cải thiện năng lực tinh thần, tăng trí nhớ, chống suy sụp rối loạn thần kinh stress, tăng cường trí lực, sinh lực,
  • Ginseng giúp phòng xơ cứng động mạch, tăng khả năng miễn dịch, chữa đau dạ dày, giảm khả năng mắc ung thư, bệnh tiểu đường
  • Ginseng điều trị giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn, giúp tăng sự tập trung
  • Ginseng có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.
  • Ginseng tăng tiết các dịch cơ thể, giảm cơn khát, ngừa bệnh tiểu đường.
  • Ginseng thúc đẩy các quá trình sinh tổng hợp quan trọng, tăng cường khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể chịu đựng và vượt qua các điều kiện bất lợi bên ngoài (nóng, lạnh, tia bức xạ, hóa chất độc hại)…
  • Ginseng bình thường hóa các chức năng hô hấp, chống lao và suyễn.
  • Ginseng nâng đỡ hệ thống tiêu hóa, tiêu chảy và táo bón.
  • Ginseng giải độc, ngăn ngừa kích ứng da, viêm da và các bệnh về da.

Dược lực học

Tác dụng của nhân sâm châu Á là từ gốc rễ nhân sâm, và các nhánh dài, mỏng. Cả nhân sâm châu Á hay Hàn Quốc đều có chất ginsenosides, saponin là thành phần hoạt chất của nhân sâm. Nhân sâm châu Á cũng chứa glycan (panaxans), phân tử polysaccharide DPG-3-2, peptide, maltol, vitamin B, flavonoid và dầu dễ bay hơi.

->> Xem thêm: Hazelnut là hạt gì? Công dụng của hạt Hazelnut?

Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và gia tăng vỏ não, làm hồi phục bình thường khi hai quá trình trên bị rối loạn, Saponin lượng nhỏ chủ yếu làm hưng phấn trung khu thần kinh với lượng lớn có tác dụng ức chế. Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng? 2

Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, khả năng phòng vệ đối với những kích thích có hại, vừa hồi phục huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, vừa có thể chống ACTH làm tuyến thượng thận phì đại, và còn có thể chống Corticoid làm teo thượng thận. 

Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống hay nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên. 

Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào lâm ba và globulin IgM, do đó mà nâng cao tính miễn dịch của cơ thể. Theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam, những thí nghiệm của Daugolnikol (1950-1952), Brekman và Phruentov (1954-1957) và Abramow (1953) cũng cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật đối với bệnh tật. Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loại động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp của gian sống của súc vật choáng trên thực nghiệm, đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, thuốc làm tăng cường độ và tần số co bóp của tim, đối với suy tim tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ. 

Nhân sâm có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, các tác giả cho rằng cơ chế là do thông qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận. 

Nhân sâm có tác dụng kích thích hoocmon sinh dục, làm giảm tác hại của chất phóng xạ đối với hệ nhân tạo. Saponin Nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. 

Nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan của thỏ và chuột cống, gia tăng chức năng giải độc của gan, Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.

Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng? 3

Độc tính

Thực nghiệm cho chuột nhắt uống bột nhân sâm gây nhiễm độc cấp, thu được kết quả liều LD50 là trên 5g/kg cân nặng, nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5ml/kg, cho chuột nhắt uống Nhân sâm theo liều lượng 100,250, 500mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp không thấy gì thay đổi khác thường ở động vật thực nghiệm. Tiêm vào dưới da chuột nhắt 1ml dung dịch nhân sâm 20% thấy sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc nhưng cho uống thì độc tính rất ít.

_>. Xem thêm: Uống chè vằng có giảm cân không?

Tương tác thuốc

Các bác sĩ khuyên không nên trộn Ginseng với một loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs). Dùng các loại thuốc chống trầm cảm này cùng lúc với Ginseng có thể gây ra các cơn hưng cảm và run.

Ginseng có thể làm thay đổi tác dụng của các loại thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường và tim, bao gồm cả thuốc chẹn kênh canxi như Nifedipine. Không bao giờ trộn Ginseng và thuốc tim mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Loại thảo mộc này cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi dùng chung với thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Warfarin hoặc Aspirin.

Ginseng có thể làm tăng tác dụng của Caffeine và các chất kích thích khác, dẫn đến tim đập nhanh và có thể đổ mồ hôi hoặc mất ngủ. Nó cũng có thể loại bỏ tác dụng giảm đau của morphin.Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng? 4

Chống chỉ định

Nhân sâm tốt nhưng không phải ai cũng dùng được, chúng ta nên thận trọng khi dùng nhân sâm. Nhân sâm này không được khuyến khích sử dụng cho nhóm đối tượng sau:

  •  Trẻ phát triển bình thường, không  có bệnh lý thì không cần dùng nhân sâm.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Bệnh nhân có vấn đề về huyết áp.
  • Người có tiền sử bị bệnh tim mạch.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc.
  • Các trường hợp bị rối loạn chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
  • Người đang dùng các thuốc có thành phần chống loạn thần hoặc chống đông máu.
  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp cao, huyết áp thấp nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0