Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người

Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc sai lầm khi ăn tôm làm mất giá trị dinh dưỡng, lại gây hại sức khỏe.

Lợi ích khi ăn tôm

Tôm nguồn cung cấp protein dồi dào

Tôm là một trong số rất ít các loại thực phẩm mà vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng mà đặc biệt là protein có trong tôm rất cao.

Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein trong đó, hơn thế nữa protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.

Thế nên ngoài sữa, trứng hay thịt cá thì tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp protein hàng đầu mà bạn chắc chắn phải ghi nhớ.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 1

Tôm giàu vitamin B12

Và tôm chính là loại thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung vitamin B12, trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12, do đó tôm chính là thực phẩm bạn nên nghĩ đến đầu tiên khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 và cần bổ sung ngay lập tức.

Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò to lớn và quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotic, protein,… Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và các cơ sẽ bị yếu dần đi.

Tôm chứa nhiều omega 3

Omega 3 có trong tôm là một dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Trẻ được bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ có trí nhớ tốt và khả năng phát triển của não bộ sẽ vượt trội đáng kể. Ngoài ra với người lớn thì omega 3 cũng quan trọng không kém, nó giúp chống lại trầm cảm, mệt mỏi và còn giúp da dẻ được căng tràn sức sống.

->> Xem thêm: Cách nhận biết tôm tiêm hóa chất

Tôm giúp bổ sung chất canxi

Trong 100g tôm có đến 200mg canxi, do đó sẽ không quá phóng đại nếu nói tôm chính là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung canxi. Cũng nên lưu ý rằng, nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người vẫn nghĩ.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 2

Canxi từ lâu đã được biết đến như là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến một số hiện tượng như loãng xương, viêm khớp, hay nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mắc bệnh tim.

Tôm giúp ngăn ngừa ung thư

Tuy là một chất ít được nhắc đến trong tôm, nhưng selen là một chất có khả năng ngừa ung thư nhờ có khả năng ngăn chặn những tế bào ung thư phát triển.

Trong 100g tôm thì sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 1/3 lượng selen cần cho một ngày. Hợp chất selen này giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ và đào thải các chất kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta.

Nhiều người có thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và còn tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, Photpho, Acid béo, Canxi và các khoáng chất,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng thậm chí dẫn đến tiêu chảy.

Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20g-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người

Tránh ăn tôm chết

Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được. Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.

Không nên ăn quá nhiều tôm một lúc

Nếu ăn tôm quá nhiều, chúng ta sẽ bị thừa chất, gây rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, khó tiêu, dẫn đến tiêu chảy… Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người chỉ nên ăn khoảng 170g tôm mỗi tuần.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 3

->> Xem thêm: Cách chọn tôm tươi ngon

Không ăn tôm sống

Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào rau thủy sinh. Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.

Thực phẩm không được ăn cùng tôm

  • Tôm ăn cùng bí ngô: Có thể gây ra bệnh kiết lỵ.
  • Tôm dùng cùng nước ép: Có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc.
  • Ăn tôm cùng thực phẩm giàu vitamin C: Chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C rất dễ tạo ra chất độc gây chết người.
  • Tôm kết hợp với đậu nành: Sẽ gây khó tiêu.
  • Tôm ăn cùng cà chua số lượng lớn: Gây ra ngộ độc thực phẩm.
  • Hạn chế ăn thịt gà và tôm: Có thể gây ngứa ngáy.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 4

Những ai không nên ăn tôm

  • Người đang bị ho: Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội), nếu ăn tôm mà không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bị dị ứng với tôm: Tôm vốn là thực phẩm giàu protein, cho nên một số người bị dị ứng với tôm sẽ nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt sưng. Bạn hãy chú ý hiện tượng này để hạn chế hoặc không ăn.
  • Người bị cường giáp nên ăn ít tôm: Trong tôm có chứa nhiều iốt, có thể khiến tình trạng bệnh cường giáp trở nên trầm trọng hơn.
  • Người dễ bị tiêu chảy: Những người dễ bị tiêu chảy và yếu bụng thì tốt nhất nên ăn ít hải sản, trong đó có tôm để tránh xảy ra hiện tượng đau bụng và tiêu chảy.
  • Bệnh nhân gút bị bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp: Những người này không nên ăn tôm vì dễ gây lắng đọng tinh thể axit uric trong khớp làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Người bị đau mắt đỏ: Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Những bộ phận của tôm bạn không nên ăn

Nhiều người rất thích ăn tôm bởi vì tôm được chế biến rất nhiều món ngon, không những vậy tôm còn giúp chúng ta bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên chúng mình cùng tìm hiểu xem những bộ phận nào của tôm không ăn được nhé!

Vỏ

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 5

Nhiều người hay nhầm lẫn rằng, bộ phận nhiều canxi nhất của tôm là vỏ, thế nhưng thực chất vỏ tôm có rất ít canxi hoặc là không hề có. Trong vỏ của tôm có chứa thành phần chitin là chính. Đây là một loại chất cấu thành lớp vỏ cho các loại giáp xác.

Và thực sự thì phần canxi có nhiều ở thịt tôm. Lưu ý là có một số vỏ tôm khi ăn rất khó tiêu, không những vậy vỏ tôm ăn cứng nên nhiều bé ăn sẽ bị hóc.

->> Xem thêm: Tôm càng đỏ vì sao không được phép kinh doanh tại Việt Nam?

Đầu

Đầu tôm là nơi chứa nhiều chất thải nhất và chứa nhiều kim loại nặng. Đối với phụ nữ mang thai thì rất nguy hiểm khi ăn đầu tôm, bởi vì nó sẽ dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai do nhiễm chất kim loại.

Khi mua tôm bạn cần chế biến sạch phần đầu. Và nếu đầu tôm càng đen thì nguy cơ chứa nhiều chất bẩn, ký sinh trùng càng nhiều.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đây được gọi là đường tiêu hoá của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Những đường này thường chỉ thấy ở những con tôm to. Đường chỉ này tuy không nguy hiểm vì khi nấu chín thì các vi khuẩn đã chết. Tuy nhiên để đảm bảo sức khoẻ thì chúng ta nên làm sạch nó trước khi chế biến.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 6

Cách khử mùi tanh của tôm

Quế – gừng – bia

Một lát quế – gừng hay chút bột quế thả vào nồi nước sẽ giúp luộc tôm sẽ không còn mùi tanh cũng không ảnh hưởng đến vị của tôm.

Nếu hấp tôm ngoài việc cho quế vào nước, bạn cũng có thể cho vào nước chút bia. Tuy nhiên, nếu dùng bia bạn nên chú ý khi tôm bắt đầu chín, bạn mở nắp nồi cho mùi bia không át lên tôm.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 7

Đường và rượu

Đầu tôm thường có chất thải, tạo mùi khiến nhiều bạn nghĩ đó là mùi tanh.

Nếu đã bỏ phần chất thải và rửa sạch nhưng vẫn có mùi, bạn hòa chút đường vào rượu trắng, ngâm tôm vào rượu 1 – 2 phút. Rửa lại với nước sạch như vậy tôm sẽ không còn mùi.

->> Xem thêm: Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến

Nước muối

Tôm sau khi được cắt bỏ râu, đuôi, mạch máu dọc theo mình tôm gây mùi tanh nhưng vẫn thấy tôm chưa hết mùi.

Bạn hãy hòa muối vào nước, dùng nước muối rửa sạch tôm, với cách này tôm của bạn không chỉ khử sạch mùi mà còn có độ giòn ngon hấp dẫn.

Những sai lầm cần tránh khi ăn tôm kẻo rước độc vào người 8

Bóc vỏ tôm với phèn chua

Tôm thường được bóc vỏ sau khi đã nấu chín, thế nhưng như vậy tôm rất dễ để lại mùi tanh.

Do vậy bạn có thể ngâm tôm với phèn chua được pha loãng trong nước, sau đó bóc sạch vỏ tôm khi tôm còn sống, như vậy vỏ tôm dễ bóc mà không dính vào vỏ, giúp khử sạch mùi tanh hoàn toàn.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0