Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến

Thế giới phô mai rất đa dạng và phong phú. Cùng Nhanhmua tìm hiểu các dòng phô mai phổ biến hiện nay trên thị trường nhé.

Phô mai là gì?

Phô mai là loại thực phẩm được chế biến bằng cách kết đông và lên men sữa của các loại động vật như bò, trâu, dê, cừu,… với thành phần giàu protein và chất chất béo từ sữa và canxi. Không chỉ là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà phô mai còn được dùng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn cũng như làm bánh.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 1 Có hàng ngàn loại phô mai trên khắp thế giới với đủ các hương vị, màu sắc, độ mềm cứng khác nhau. Tùy vào từng nhà máy sản xuất khác nhau mà phô mai sẽ có những hương vị khác nhau. Khi sản xuất người ta có thể cho thêm các loại thảo mộc mộc, gia vị, tỏi hẹ, việt quất để tạo nên các mùi vị và màu sắc khác nhau cho phô mai.

Nguyên lý để làm ra phô mai thành công là người ta thực hiện kết đông nguyên liệu sau khi đã axit hóa nguyên liệu bằng cách cấy vi khuẩn và thêm vào đó các enzyme rennet. Tùy theo sở thích và sáng tạo của các nghệ nhân, đơn vị sản xuất phô mai mà người ta có thể bổ sung thêm các nguyên liệu khác để sáng tạo mùi vị cho phô mai như: sữa tươi tiệt trùng, sữa thanh trùng, bơ, các vi khuẩn nấm mốc, các thảo mộc, khói gỗ, gia vị riêng,… hoặc để tăng thêm màu sắc rực rỡ và độc đáo cho phô mai người ta thường thêm annatto, hoa quả, việt quất, hẹ, tỏi,…

Sau khi đã trộn đều và kết đông các nguyên liệu hoàn quện với nhau thì người ta tiếp tục tách phần rắn ra rồi nén vào các khuôn với nhiều hình dạng độc đáo khác nhau sau đó đem ủ. Ở mỗi khoảng thời gian ủ khác nhau thì hương vị và màu sắc của phô mai cũng khác nhau. Ví dụ có loại làm phát xong ăn ngay, có loại lại cần ủ từ 9 – 24 tháng, có loại thì cần ủ tới vài năm rồi mới đem ra thưởng thức.

Sự khác nhau của bơ và phô mai

Để phân biệt được bơ và phô mai chúng ta sẽ dựa trên thành phần dinh dưỡng của 2 sản phẩm này:

Chất béo: Bơ có hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo; trong khi chất béo trong phô mai chỉ 1 % đối với loại phô mai tươi và 34% phô mai tươi.

Chất đạm: Bơ có hàm lượng chất đạm chỉ 1%

Phô mai lại có hàm lượng chất đạm cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

Hàm lượng canxi: Ở trong 100gr bơ chỉ có 12% canxi nhưng ở phô mai lại rất cao lên tới 76%.

Hàm lượng sắt: Trong bơ hàm lượng sắt là 0,1% còn ở phô mai là 0,5%.

Như vậy với cách so sánh trên chúng ta có thể thấy rõ ràng thành phần dinh dưỡng ở trong 2 loại thực phẩm nào là không giống nhau đúng không nào?

Dựa vào bảng chúng ta có thể biết được rằng, bơ có hàm lượng chất béo cao (được xếp vào thực phẩm nhiều chất béo, nhưng không có chất đạm). Còn phô mai lại chứa hàm lượng đạm cao. Bên cạnh đó, hàm lượng canxi và sắt có trong phô mai cao hơn so với bơ.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 2

Bơ và phô mai loại nào tốt hơn?

Bơ là thực phẩm giàu năng lượng, chủ yếu là chất béo. Bơ chứa nhiều cholesterol nên khi dùng quá nhiều bơ sẽ ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể. Do đó, với những người già, người bị béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn bơ thực vật. Chúng ta nên dùng bơ để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ trong nấu ăn (bởi chúng đều thuộc nhóm giàu chất béo).

Còn phô mai lại khác, chúng chứa đạm nhiều nhưng ít chất béo nên không ảnh hưởng đến tim mạch của bạn. Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong phô mai còn giúp xương chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nguồn protein dồi dào, và các chất trong phô mai còn ngừa ung thư hiệu quả.

Nói như thế không có nghĩa là bơ xấu, phô mai tốt. Mà tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bạn mà lựa chọn thực phẩm thích hợp.

Và vì bơ và phô mai không cùng nhóm thực phẩm với nhau nên bạn ăn bơ rồi vẫn có thể bổ sung phô mai. Phô mai có khả năng thay thế nhóm thực phẩm như: thịt, cá, trứng sữa,… (lý do là chúng giàu chất đạm).

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 3

Công dụng của phô mai đối với sức khỏe

Phô mai là món ăn bổ dưỡng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, thường xuyên sử dụng phô mai còn giúp các bạn nhỏ phòng ngừa được sâu răng rất hiệu quả. Ngoài ra, phô mai còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác giúp trẻ phát triển toàn diện như : protein, chất béo, đạm, các loại vitamin, cụ thể như :

Giúp xương chắc khỏe

Phô mai là một trong những thực phẩm giàu canxi và vitamin B. Canxi là một trong những thành phần giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh, cùng với đó thành phần vitamin B sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi tốt hơn.

Cung cấp hàm lượng protein tốt cho cơ thể

Phô mai là loại thực phẩm được xếp hạng giàu protein nhất. Protein là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Protein cung cấp năng lượng và giúp cơ thể trẻ hình thành phát triển cơ, hệ xương chắc khỏe. Một lượng phô mai sẽ giúp cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

Đặc biệt, phô mai là thực phẩm không chứa đường nên khi cho trẻ sử dụng phô mai bố mẹ không cần lo lắng về vấn đề trẻ không dung nạp đường lactose có trong sữa.Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 4

Phô mai giàu chất béo tự nhiên

Trong 100g phô mai có chứa tới 23,5 g chất béo, hơn hết chất béo trong phô mai lại không ảnh hưởng quá nhiều tới cân nặng. Chất béo này giúp cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, tốt cho hệ thần kinh, thúc đẩy chức năng tế bào phát triển và giúp vận chuyển các chất dễ tan trong dầu như vitamin A, E, D, K.

->> Xem thêm: Pasta là gì? Phân biệt pasta với spaghetti

Giàu vitamin

Phô mai là thực phẩm giàu các vitamin nhóm B (B1, B12,..) đây là vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh, và kích thích sự phát triển của tế bào da. Thêm vào đó, vitamin cũng hạn chế những căn bệnh phổ biến trên da của trẻ như ngứa và dị ứng.

Đặc biệt, phô mai chứa nhiều vitamin A, có tác dụng trong việc duy trì thị lực, giúp tăng cường sức khỏe của niêm mạc và giác mạc. Do vậy, rất tốt trong việc đảm bảo vấn đề thị lực của trẻ.

Ngoài ra, phô mai còn rất tốt cho răng lợi vì hàm lượng chất casein (một loại protein) kết hợp cùng phốt pho và canxi có trong phô mai có thể thay thế nhiều khoáng chất bị mất trong răng. Ngoài ra, một lượng nhỏ phô mai sau bữa ăn có tác dụng trung hòa axit trong miệng từ đó kích thích tiết nước bọt giúp giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng của các bạn nhỏ.

Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến

Phô mai Parmesan

Phô mai Parmesan có tên gọi đầy đủ bằng tiếng Ý là Parmigiano-Reggiano, đây là loại phô mai dạng hạt cứng và được dùng phổ biến trong món pasta và mì Ý.

Hương vị của phô mai Parmesan chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ mùa sữa được thu hoạch, mùa sữa làm Parmesan ngon nhất là mùa thu.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 5

Parmesan được làm từ sữa bò và phải trải qua quy trình sản xuất ít nhất 1 năm, thường kéo dài từ 2 – 3 năm ủ để phô mai cheese Parmesan đạt chuẩn. Để giữ được hương vị, bạn nên mua Parmesan ở dạng nguyên khối, khi ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu ăn thì bào nhỏ, bào sợi, thái lát hoặc bào vụn để sử dụng.

Bạn có thể tìm mua phô mai Parmesan ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 400 – 500 ngàn đồng/khối khoảng 3.5kg (giá cập nhật thời điểm viết bài).

Phô mai Cheddar

Cheddar là một loại cheese cứng có màu vàng nhạt ngà trắng, có xuất xứ từ làng Cheddar, Somerset. Đây là loại phô mai phổ biến nhất ở Anh và được tiêu thụ với số lượng lớn nhất thế giới. Cheddar càng ủ lâu thì càng “sắc”, thời gian để Cheddar đạt độ “chín” là từ 9 đến 24 tháng.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 6

Cheddar lát thường dùng trong burger, bánh mì sandwich, các món nướng như pasta nướng hay pizza, hoặc casserole, rissotto.

Bạn có thể tìm mua phô mai Cheddar ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 400 – 500 ngàn đồng/khối 2kg.

Phô mai Mozzarella

Phô mai Mozzarella có nguồn gốc từ Ý, được xếp vào nhóm cream cheese và thường dùng làm lớp phủ của món bánh pizza. Ở dạng tươi, Mozzarella khá mềm, có màu từ trắng đến ngả vàng. Theo truyền thống thì Mozzarella tươi được làm và ăn ngay trong ngày do có độ ẩm khá cao, tuy nhiên, Mozzarella tươi cũng có thể được bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 7

Hiện nay, nhiều loại Mozzarella đã được làm khô đi bằng cách giảm nước và đã được cắt thành vụn nhỏ để có thể được bảo quản lâu hơn (khoảng 6 tuần).

Bạn có thể tìm mua phô mai Mozzarella ở ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 150 – 200 ngàn đồng/1kg (giá cập nhật thời điểm viết bài).

->> Xem thêm: Keto là gì? Chế độ ăn Keto có tốt cho sức khỏe không?

Cream cheese

Cream cheese có nguồn gốc ở châu Âu và bắt đầu xuất hiện vào năm 1583 ở Anh, năm 1651 ở Pháp và mãi đến giữa thế kỉ 18 thì cream cheese mới xuất hiện tại Mỹ, trở nên phổ biến hơn trong nền ẩm thực của người Do Thái tại thành phố New York.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 8

Là loại phô mai tươi, màu trắng, mềm, có vị chua nhẹ nhàng và hơi ngọt. Đây là nguyên liệu quen thuộc để làm cheesecake. Cream cheese cũng có thể được ăn tươi kèm với bánh mì, cracker, v.v.

Bạn có thể tìm mua phô mai Cream cheese ở ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 200 – 220 ngàn đồng/1kg.

Phô mai xanh (blue cheese)

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 9

Blue cheese là tên gọi chỉ về loại phô mai có màu xanh, nên tại Liên minh châu Âu tên gọi của phô mai này được bảo hộ tại nơi xuất xứ, như nó sẽ có tên là Roquefort, Gorgonzola và Stilton để chỉ những khu vực sản xuất ra phô mai xanh.

Sở dĩ có tên gọi blue cheese là do loại phô mai này có những đốm màu xanh lam, đôi khi là xanh xám hoặc xanh pha màu lam và chính những đốm này tạo nên mùi vị đặc trưng cho loại phô mai này.

Blue cheese được làm từ sữa bò, sữa cừu hoặc sữa dê, rất thích hợp để ăn kèm với hoa quả, crackers hoặc rượu vang.

Bạn có thể tìm mua phô mai Blue cheese ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 60 ngàn đồng/100gr (giá cập nhật thời điểm viết bài).

Mascarpone

Mascarpone cheese có nguồn gốc từ nước Ý. Bản thân Mascarpone không phải là phô mai, nó chỉ là sản phẩm được tạo nên khi thêm một thành phần phụ gia vào quá trình tách kem khỏi sữa. Mascarpone mềm, màu trắng, tươi và là nguyên liệu không thể thiếu để làm ra món bánh Tiramisu.

Bạn có thể tìm mua phô mai Mascarpone cheese ở siêu thị hoặc những nơi bán nguyên liệu làm bánh với giá thành phải chăng, khoảng 60 ngàn đồng/250gr (giá cập nhật thời điểm viết bài).

Phô mai Ricotta

Ricotta có nguồn gốc từ Ý, được làm từ nước tách từ sữa bò hoặc cừu, khá mềm, có màu trắng, vị hơi ngọt và rất ít béo. Ricotta được dùng làm món tráng miệng, ăn kèm với các món tráng miệng khác hoặc để chế biến cheesecake, cookies, pasta và pizza.

Emmental cheese

Emmental cheese có nguồn gốc ở những khu vực quanh Emmental ở nước Thụy Sĩ, sau này lan rộng sang Pháp, Bavaria và Phần Lan.

Emmental, hay còn gọi là Emmentaler, là một loại phô mai có độ cứng vừa, màu vàng nhạt, vị dễ ăn, đôi khi chua nhẹ giống vị chua của hoa quả lên men.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 10

Thời gian ủ loại phô mai này từ 2 – 18 tháng tùy theo sử dụng loại vi khuẩn (Streptococcus thermophilus, Lactobacillus hay Propionibacterium freudenreichii) để sản xuất Emmental.

Phô mai Emmental khá dẻo, dễ tan nên cũng được dùng để tạo hương vị cho món súp, các món bánh khác như pizza, burger, bánh mì, ravioli (bánh nhân thịt),… hoặc thường đi kèm với giăm bông Prosciutto.

Bạn có thể tìm mua phô mai Emmental cheese ở ở siêu thị hoặc cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh với giá thành khoảng 300 ngàn đồng/khối 3.5kg (giá cập nhật thời điểm viết bài).

->> Xem thêm: Rửa đũa đúng cách để tránh sản sinh nhiều chất gây ung thư

Làm phô mai tại nhà có dễ không?

Trong phô mai có chứa rất nhiều protein, canxi, vitamin D, acid folic, kẽm, photpho, vitamin A, B2, B12, K2,… rất tốt cho xương, não và tim cho con người giúp hạn chế được một số bệnh về tiêu hóa, huyết áp, tiêu chảy do nhiễm trùng, phòng chống các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư ruột kết,… Tuy nhiên trong phô mai có hàm lượng muối rất ít nên nếu không muốn bị bướu cổ thì bạn cần bổ sung thêm muối vào khẩu phần ăn của mình mỗi ngày bên cạnh phô mai nhé!

Sở hữu những ưu điểm vượt trội như vậy nên nhiều người rất muốn tự tay làm phô mai tại nhà. Nếu bạn đang thắc mắc không biết làm phô mai tại nhà có dễ không thì câu trả lời là CÓ. Bởi với những nguyên liệu dễ kiếm như sữa tươi, muối, chanh,… thì bạn đã có thể tự làm phô mai đơn giản tại nhà rồi. Nếu bạn thực sự muốn làm thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết sau:

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 11

Hướng dẫn cách làm phô mai đơn giản tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 9 bịch sữa tươi 200ml
  • 3 quả chanh tươi
  • 1 chút muối (không bắt buộc, bạn có thể cho hoặc không cho tùy thích)

Cách làm:

  • Bước 1: Cho bất cứ loại sữa (bò, dê, cừu, sữa tươi, sữa nguyên kem, sữa tách béo,… ) nào bạn thích vào nồi đun lên cho đến khi bốc hơi, hơ tay lên thấy nóng thì tắt bếp. Không nên để sữa sôi sẽ trào ra ngoài hết và mất bớt chất dinh dưỡng.
  • Bước 2: Vắt chanh lấy nước cốt rồi bỏ vào sữa mới nấu khoắng nhẹ bạn sẽ thấy sữa có hiện tượng tách nước ngay lập tức.
  • Bước 3: Đậy nắp để yên trong 30 phút – 1 tiếng cho tới khi sữa tách nước hết nhìn rõ 2 phần sữa trắng và phần nước có màu vàng.
  • Bước 4: Vớt mảng sữa đông ra khăn xô sạch đã chuẩn bị trước để vắt bớt nước rồi cho vào khăn xô khác túm chặt treo lên cho nước trong phô mai chảy ra. Nếu bạn dùng phô mai để làm bánh thì nên vắt khô 1 chút còn nếu bạn dùng để ăn ngay thì nên để phô mai ướt một chút sẽ ngon hơn.
  • Bước 5: Bỏ phô mai đã lọc hết nước vào một chiếc hộp có lót một lớp màng bọc thực phẩm rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 1 – 2h là có thể lấy ra dùng.

Bạn có thể dùng ngay phô mai vừa làm xong với sữa chua hoặc nấu ăn hay làm bánh tùy sở thích.

Lưu ý: Chỉ nên dùng phô mai tự làm này trong vòng 1 tuần thôi nhé!

Cách bảo quản phô mai đúng cách

Để bảo quản phô mai đúng cách, một số mẹo sau đây bạn cần phải nhớ:

  • Mua lượng nhỏ phô mai, dùng trong 1 – 2 ngày thì bạn có thể để ở nhiệt độ phòng, không cần bảo quản trong tủ lạnh vẫn được.
  • Mua lượng lớn phô mai, và không dùng hết, bạn nên hút chân không (càng tốt) rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Tránh bảo quản vào ngăn đông tủ lạnh vì hương vị phô mai sẽ dễ bị mất.
  • Có thể dùng giấy nến hoặc túi hút chân không để gói lại phô mai còn dư sau khi dùng.
  • Phô mai cứng thường có hạn sử dụng lâu hơn, nên tiện lợi cho bạn khi bảo quản. Đặc biệt, với phô mai xanh (blue cheese) rất dễ bị nhiễm khuẩn nên bảo quản phô mai này tránh xa các thực phẩm khác, có thể đặt trong hộp rồi cho vào tủ lạnh ngăn chứa riêng.
  • Nên sử dụng dao sạch để cắt phô mai, tránh bị nhiễm khuẩn gây hư hỏng đến phần phô mai còn lại.

Những lưu ý khi sử dụng phô mai

Kiểm tra thành phần dinh dưỡng

Để ăn phô mai đúng cách, bạn không nên bỏ qua bước quan sát kỹ các thành phần dinh dưỡng. Thực tế, nhiều người vẫn lầm tưởng phô mai chỉ chứa chất béo và calo, thế nhưng loại thực phẩm này cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt, đặc biệt là canxi.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 12

Bên cạnh đó, việc làm này cũng giúp bạn tránh khỏi những sai lầm phổ biến trong thói quen ăn phô mai. Chẳng hạn như, có rất nhiều ý kiến cho rằng việc tiêu thụ phô mai Neufchatel của Pháp không mang lại lợi ích cho sức khỏe so với 1/3 lượng kem phô mai. Nhưng sự thật là kem phô mai lại giàu vitamin và có hàm lượng chất béo ít hơn so với Neufchatel.

Một điều cần lưu ý là khi kiểm tra thành phần dinh dưỡng, bạn nên nhớ cân nhắc lượng chất béo sao cho phù hợp với cơ thể để tránh gây hại đến sức khỏe của mình nhé.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Tốt nhất là bạn nên giữ phô mai ở nhiệt độ phòng thay vì bảo quản trong tủ lạnh, vì khi đó, phô mai có hương vị ngon và đậm đà nhất. Hơn nữa, nếu để phô mai ở nhiệt độ phòng trước khi ăn, bạn sẽ sớm cảm thấy no, thỏa mãn và từ đó có xu hướng ăn ít hơn bình thường.

->> Xem thêm: Bắp cải tí hon bán ở đâu?

Cân nhắc lượng phô mai sẽ ăn

Một trong những cách ăn phô mai lành mạnh là nên ước lượng khẩu phần sẽ tiêu thụ. Theo thống kê, trung bình mỗi lần một người sẽ dùng khoảng 28 – 57g phô mai tùy vào từng loại khác nhau. Thỉnh thoảng, chúng ta lại có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết nếu đang trong trạng thái bụng đói cồn cào hoặc vì quá muốn ăn, vì thế hãy xem xét cẩn thận hàm lượng phô mai mà bạn dự tính tiêu thụ hằng ngày. Bởi sẽ có được những lợi ích không ngờ của phô mai nếu ăn vừa đủ thay vì dùng quá nhiều nhé.

Chọn phô mai ít chất béo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phô mai đa dạng với hàm lượng chất béo thấp, chẳng hạn như phô mai Thụy Sĩ, mozzarella và phô mai feta… Bạn có thể thử dùng mozzarella cho món hamburger thay vì phô mai cheddar vì có hương vị ngon hơn.

Dù lựa chọn loại nào đi chăng nữa, hãy kiểm tra cẩn thận bảng thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là loại chất béo. Vì một số kem phô mai có hàm lượng chất béo cao hơn so với phô mai cứng hoặc loại bào vụn.

Ăn phô mai đúng cách nên ưu tiên phô mai tươi

Ở Mỹ, phô mai tươi phải được chế biến và có hạn sử dụng ít nhất 60 ngày. Vì việc ăn phô mai chưa qua chế biến sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn E. coli. Tuy nhiên, phô mai tươi cũng mang lại một số lợi ích cho sức khỏe của bạn.

Vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp những người mắc hội chứng không dung nạp đường lactose dễ dàng tiêu hóa hơn. Hơn thế nữa, phô mai tươi còn chứa các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 13

Lựa chọn sản phẩm chất lượng

Hãy lựa chọn những loại sản phẩm mới và đạt chất lượng từ các cửa hàng chuyên bán phô mai chính hãng. Điều này khá tốn kém nhưng bạn có thể thưởng thức phô mai an toàn và ngon miệng hơn. Đặc biệt, việc mua những loại phô mai chất lượng còn bảo đảm an toàn và có lợi cho sức khỏe của bạn.

Tìm kiếm phô mai tách béo

Chất béo bão hòa được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nồng độ cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì lẽ đó mà trong các khuyến cáo ăn phô mai lành mạnh, người ta vẫn thường ưu tiên chọn loại tách béo khỏi sữa hoặc có hàm lượng chất béo thấp. Những loại phô mai này thường không có hương vị, nhưng bạn có thể kết hợp với các món ăn có vị đậm đà nhờ thảo mộc, gia vị hoặc nước sốt.

Hiện nay, thị trường có rất nhiều thương hiệu phô mai tách béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp với hương vị ngon và tuyệt vời hơn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn và thử nghiệm những loại khác nhau theo ý thích của mình nhé.

Mua phô mai khối

Các loại phô mai bào vụn sẵn thường được trộn với một loại bột, chẳng hạn như bột ngô để ngăn phô mai vụn bị dính lại với nhau. Nếu bạn muốn thưởng thức phô mai với hương vị tuyệt vời hơn, hãy lựa chọn phô mai dạng khối thay vì loại bào vụn hoặc cắt lát sẵn.

->> Xem thêm: Trào lưu thực phẩm hút chân không và nguy cơ ngộ độc độc tố botulinum

Ăn kèm với một số món ăn

Hãy thêm phô mai để làm tăng hương vị tuyệt vời hơn nữa cho món thịt hầm của bạn, bằng cách rắc một ít phô mai đã bào vụn sẵn với vụn bánh mì lên bề mặt của mẩu bánh mì khô, rồi kẹp thịt hầm vào giữa. Bạn cũng có thể sử dụng vụn phô mai Parmesan, loại phô mai có hàm lượng chất béo thấp nhất để làm nguyên liệu cho nước sốt và món ăn chính.

Thay thế bằng các nguyên liệu khác

Nếu trong công thức món ăn yêu cầu loại phô mai với hàm lượng chất béo cao, hãy thay thế bằng một loại sản phẩm với hương vị ngon và chứa ít chất béo hơn, chẳng hạn như phô mai mozzarella tách béo. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm một công thức khác cho món ăn với lượng phô mai hợp lí.

Phô mai có mấy loại? Cách phân biệt các loại phô mai phổ biến 14

Những lưu ý khi sử dụng phô mai cho trẻ nhỏ

Đề phòng dị ứng với đạm sữa bò

Mặc dù phô mai là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên đối với các bạn nhỏ có triệu chứng dị ứng đạm động vật thì không ăn được. Bố mẹ có thể cho phô mai vào thực đơn ăn dặm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên bố mẹ cần tuân thủ cho bé ăn dặm theo nguyên tắc 3 days wait để chờ và xem các phản ứng của cơ thể trẻ với phô mai.

Nếu thấy bất cứ hiện tượng lạ nào khi cho bé ăn phô mai thì cần tạm ngưng và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Lượng ăn phô mai

Với các bạn nhỏ trên 1 tuổi, bố mẹ có thể cho bé ăn khoảng 60g phô mai mỗi ngày giúp cơ thể trẻ được bổ sung năng lượng và dinh dưỡng. Đối với các bé ở độ tuổi này nên sử dụng phô mai như một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, vẫn cho bé sử dụng sữa công thức hoặc sữa mẹ không nên dùng phô mai thay thế cho sữa.

Ăn phô mai quá nhiều thường sẽ khiến bé bị đầy bụng nên bố mẹ nên hạn chế việc cho bé ăn trước khi đi ngủ để tránh tình trạng con bị đầy bụng, khó tiêu, ngủ kém vào ban đêm.

Cách sử dụng phô mai

Phô mai có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến, nấu cùng những đồ ăn khác. Khi nấu chung phô mai với bột, cháo của bé, bạn nên chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm. Không nên nấu chung với cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền.

Bố mẹ lưu ý, nếu nấu chung phô mai với bột/cháo của bé thì khi bột/cháo chín, mẹ nên tắt bếp, bắc xoong xuống, để nguội khoảng 80 độ C rồi mới cho một lượng phô mai phù hợp vào dầm tan hoặc ngoáy đều. Đây là cách tốt nhất để giữ cho phô mai không bị mất chất hoặc biến chất.

 

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0