Một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa dịch đó chính là tăng sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là danh sách những thực phẩm giúp bạn tăng sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh thật tốt.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng của cơ thể là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh: tác nhân có thể là vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng hoặc đơn giản tác nhân là thay đổi thời tiết (thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, từ ẩm sang khô…) hoặc khói bụi &hóa chất từ môi trường, thực phẩm ăn uống hàng ngày… Khi sức đề kháng của cơ thể yếu, cơ thể suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển.
Vậy sức đề kháng của cơ thể được hình thành như thế nào?
Cơ thể chúng ta liên tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài tuy nhiên có phải lúc nào ta cũng bị mắc bệnh? Không, chắc chắn là vậy, cơ thể chúng ta có 1 hệ thống miễn dịch (sức đề kháng) để bảo vệ chính mình từ môi trường bên ngoài.
- Hệ thống miễn dịch được thiết lập ngay từ khi sinh ra
Ngay từ khi sinh ra hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được thiết lập và dần dần khi cơ thể lớn lên, hệ thống miễn dịch cũng được hoàn thiện.
Các thành phần của hệ thống miễn dịch có thể được kể đến: các hàng rào giải phẫu, các thành phần tế bào, những phần tử do tế bào tiết ra cụ thể: da và niêm mạc là hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại các vi sinh vật xâm nhập. Sự bong da giúp loại bỏ vi khuẩn dính trên bề mặt da, hoạt động tiết nước mắt, tiết nước bọt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, tác dụng chất nhầy ở đường hô hấp giúp ngăn chặn bụi, vi khuẩn xâm nhập vào phổi, chất nhầy ở đường tiêu hóa giúp hệ tiêu hóa không bị nhiễm trùng…
Các tế bào miễn dịch: đạo thực bào, tế bào T, tế bào B giúp tiêu diệt vi sinh vật khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
->> Xem thêm: Sữa thực vật là gì? Có tốt không?
- Cơ thể tiếp xúc với nhiều vi sinh vật gây bệnh, tạo thành “trí nhớ miễn dịch”
Khi cơ thể lớn lên, tiếp xúc nhiều với vi sinh vật gây bệnh, mỗi lần tiếp xúc ấy tạo thành một “trí nhớ miễn dịch”, để bảo vệ chính mình. Tức là lần sau khi gặp phải vi sinh vật hay tác nhân gây bệnh, cơ thể đã có sẵn trí nhớ miễn dịch, huy động hệ miễn dịch tấn công lại tác nhân ấy và giúp cơ thể không mắc bệnh.
Tiêm vaccine cũng là một cách tạo ra trí nhớ miễn dịch cho cơ thể. Hoạt động tiêm vaccine cho trẻ ngay từ khi sinh ra là tạo cho hệ miễn dịch 1 trí nhớ, để phòng bệnh cho cơ thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể?
Sức đề kháng hay hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau, cho nên trong cùng một môi trường sống, không phải tất cả mọi người đều bị ốm như nhau. Có những người có sức đề kháng tốt không bị ốm còn những ai sức đề kháng kém thì thời tiết có chút thay đổi là đã vị cảm cúm rồi.
- Môi trường sống
Môi trường sống bao gồm các nhân tố như đất, nước, không khí, ánh sáng, các hệ sinh vật, …Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh các tế bào miễn dịch. Những người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ có hệ miễn dịch kém hơn những người khác, dẫn đến sức đề kháng yếu và dễ mắc bệnh hơn.
- Chế độ ăn uống:
Tất cả những gì chúng ta ăn vào bụng, hoặc sẽ phát huy tác dụng củng cố hệ đề kháng của cơ thể, hoặc cản trở hoạt động của nó.
Thực đơn hợp lý cần phải giàu chất đạm, bởi cơ thể sẽ tạo ra kháng thể cần thiết từ các axit amin tiềm ẩn trong các món ăn để chống lại mối đe doạ đối với sức khoẻ. Nguồn cung cấp chất đạm trước tiên là thịt. Song sẽ rất tốt, nếu thay thế, cho dù một phần – bằng các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có củ.
Trong thực đơn hàng ngày cũng không thể thiếu các vitamin và các vi khoáng.
Trái lại cần hạn chế số lượng hydrat – cácbon (bánh ngọt, vốn kìm hãm hoạt động của hệ đề kháng), hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật (thịt mỡ, mỡ lợn…). Chúng làm gia tăng nồng độ cholesteron và triglicerit trong máu. Những hợp chất đó càng nhiều, năng lực tiêu diệt vi trùng của bạch cầu càng thấp
- Chế độ sinh hoạt
Thiếu ngủ, mất ngủ: Tình trạng thiếu ngủ làm suy yếu khả năng đề kháng của con người. Khi ấy hệ đề kháng sản xuất ít kháng thể hơn, đồng nghĩa với việc cơ thể chúng ta yếu đi, dễ bị mắc hoặc lây nhiễm bệnh.
Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch.
Uống nhiều nước và đi toilet thường xuyên: Việc cung cấp nước đầy đủ, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như ngũ cốc và trái cây cũng là cách “bơm” sức đề kháng. Tuy nhiên, để hệ tiết niệu và tiêu hóa không quá tải, đừng quên ghé toilet ngay khi chớm thấy có nhu cầu.
- Chế độ làm việc
Stress công việc: Stress kéo dài có thể làm cho bạn mắc bệnh nhiều hơn thông thường.
Cho đến nay, chúng ta đều biết rằng căng thẳng là một tình trạng tồi tệ. Tuy nhiên, tương đối ít người trong chúng ta nhận thức được căng thẳng thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể như thế nào. Khi chúng ta trải qua tình trạng căng thẳng, sự cân bằng tự nhiên trong cơ thể bị ảnh hưởng theo cách chúng ta không bao giờ có thể hình dung được. Trong thực tế, căng thẳng gây ra những thiệt hại to lớn cho hệ thống miễn dịch.
- Chế độ tập luyện
Hoạt động thể chất quá nhiều hoặc một lối sống lười vận động làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể một cách nghiêm trọng.
Thiền, cầu nguyện, tập thể dục và yoga là những cách tuyệt vời để chăm sóc bản thân và giảm mức độ căng thẳng. Các điều chỉnh bằng phương pháp Chiropractic (phương pháp trị liệu thần kinh cột sống) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống thần kinh, tạo ra sự cân bằng, giúp khôi phục khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể.
->> Xem thêm: Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc
Suy giảm sức đề kháng ảnh hưởng như thế nào?
- Cơ thể chậm hấp thu các chất dinh dưỡng
Thông thường, những người có sức đề kháng tốt sẽ có một bộ máy tiêu hóa tốt, và khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt. Ngược lại, người có sức đề kháng yếu không chỉ có hệ thống tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, mà còn dễ bị nôn mửa, tiêu chảy khi tiêu thụ thức ăn kém vệ sinh.
- Dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi
Người có sức đề kháng kém rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi cho dù có ngủ đủ giấc hoặc nghỉ ngơi đủ. Họ thường xuyên cảm thấy không có sức lực, suy nhược tinh thần, ủ rũ, thậm chí hay cảm thấy đau mỏi tại phần eo và phần đầu gối.
Nếu xảy ra những hiện tượng này trong thời gian dài thì cần cảnh giác, vì đây có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch.
- Dễ bị lây bệnh
Thời tiết giao mùa như thu và đông là điều kiện thích hợp để virus sinh sôi phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Những người có sức đề kháng kém không có đủ khả năng để chống lại các mầm bệnh này, và dễ nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là cảm lạnh và cảm cúm.
Chính vì vậy, nếu bạn rất dễ bị bệnh, hãy nghĩ đến việc tăng cường hệ miễn dịch và chú ý đến sức khỏe và chế độ sinh hoạt của mình nhiều hơn. Một sức đề kháng tốt cũng khiến cho bệnh mau lành hơn và nhẹ hơn hơn một sức đề kháng kém.
Các biện pháp nâng cao sức đề kháng
- Biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ em
Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ sẽ có sức đề kháng tốt hơn những trẻ khác.
Tiêm chủng: Phương pháp tiêm chủng rất phổ biến và hiệu quả nhất là đối với trẻ em và phụ nữ. Tiêm chủng giúp chống lại một số bệnh nguy hiểm: sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván, lao…
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Cho trẻ tiếp xúc với môi trường tự nhiên từ khi còn nhỏ giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
->> Xem thêm: Ginseng là gì? Công dụng của Ginseng?
- Chế độ ăn uống
Đảm bảo chế độ ăn giàu protein như: thịt nạc, cá, tôm….cung cấp chất sắt, kẽm, vitamin B và a xít béo omega-3 tăng cường sự miễn dịch cho cơ thể.
Tăng cường trái cây và rau xanh (giảm 25% nguy cơ cảm lạnh)
Bổ sung nấm hương để tăng cường tế bào T, loại tế bào miễn dịch tự nhiên được mệnh danh là “sát thủ” đối với vi khuẩn.
Bổ sung vitamin D và men vi sinh (probiotics):
+ Vitamin D: Cơ thể hầu như không nhận đủ lượng vitamin D từ thực phẩm, vì vậy cần bổ sung Vitamin D làm tăng sản sinh tế bào T (Các bác sĩ khuyến cáo dùng 1.000 IU/ngày).
+ Probiotic. Chế phẩm này làm giảm khoảng 12% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. “Probiotics có thể làm tăng hoạt tính của bạch cầu”.
Uống trà
+ Trà là một loại đồ uống phổ biến, đặc biệt các loại trà thảo dược giúp giảm căng thẳng, chống cảm lạnh.
+ Trà xanh có chứa chất ôxy hóa và EGCG chống lại lão hóa và ung thư.
+ Các nhà khoa học Mỹ cho rằng, trong trà có chứa chất L-theanine làm tăng sức đề kháng của các tế bào miễn dịch gấp 5 lần.
- Tập thể dục
Tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần (giảm một nửa thời gian bị cảm lạnh, hệ miễn dịch tăng gấp đôi sau khi tiêm phòng cúm)
Mục đích là giúp khởi động sự gia tăng tạm thời các tế bào miễn dịch.
- Không lạm dụng kháng sinh
Sử dụng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng kháng sinh sẽ làm giảm đáng kể các vi khuẩn có lợi trong đường ruột và một số bộ phận khác.
Lạm dụng kháng sinh làm vô hiệu hóa hệ miễn dịch.
- Cười
Một nghiên cứu của trường Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ) cho thấy cười làm tăng tế bào sát thủ tự nhiên chống vi rút và bệnh ung thư.
“Một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ”, cười tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, giảm căng thẳng, xả stress, giúp phòng chống bệnh tật.
- Nghe nhạc
Một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần nghe nhạc dance trong 50 phút cũng làm giảm lượng cortisol và tăng lượng kháng thể.
Lisa Cuchara, giáo sư y sinh học trường ĐH Quinnipiac (Hoa Kỳ):
“Việc bạn có hay bị ốm không một phần do di truyền, phần nữa là do những vi khuẩn và vi rút mà bạn tiếp xúc…Nhưng lối sống cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng: thể dục, ngủ và stress..”.
Vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chúng ta cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Làm việc khoa học; chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và tập luyện thể thao đều đặn.
->> Xem thêm: Tổng hợp các loại nước uống giảm cân đơn giản, hiệu quả
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh do virus corona
- Tỏi: Đứng đầu trong danh sách các thực phẩm để phòng cúm chính là tỏi. Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Không nên ăn quá nhiều vì ăn quá nhiều cũng có thể gây độc. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Thêm nữa, khi chế biến không nên chế biến ở nhiệt độ quá cao. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì có thể dùng nhiều hơn 3 tép tỏi trong 1 ngày do trong quá trình nấu nướng một số công dụng của tỏi có thể mất đi phần nào.
- Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,…Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.
- Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình. Chìa khóa để giữ các vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
- Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
- Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
- Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
- Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
- Nghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.
- Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
- Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.
- Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
- Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
- Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…