Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có ‘thẻ xanh COVID-19’ được làm gì?

Thẻ xanh COVID-19 là tiêu chí để cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Thẻ xanh COVID-19 là gì?

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các giải pháp can thiệp, dự đoán sau ngày 15-9 khả năng cao tình hình dịch bệnh của TP.HCM sẽ chuyển từ mức cao sang mức trung bình và sẽ kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế. TP sẽ có 7 chiến lược trọng tâm trong giai đoạn này, trong đó có việc bao phủ vắc xin cho người dân sinh sống trên địa bàn TP và giãn cách xã hội gắn liền với “thẻ xanh COVID”. Sử dụng “thẻ xanh COVID-19” cho phép người dân tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, sau ngày 15-9, công sở, các hoạt động kinh tế, dịch vụ, vận tải… muốn mở lại phải đáp ứng các điều kiện an toàn. Một trong những điều kiện an toàn là người dân được tiêm vắc xin. Với “thẻ xanh vắc xin”, TP.HCM sẽ từng bước nới lỏng yêu cầu giãn cách xã hội với những người đã tiêm đủ số mũi vắc xin. Ông Mãi nhấn mạnh: “TP.HCM là thành phố dịch vụ, cho nên cách tiếp cận phải an toàn với những tiêu chí dựa trên nền tảng vắc xin và các biện pháp an toàn khác”.Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' được làm gì? 11

Phó chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức cũng cho biết TP.HCM phải sớm tiêm phủ vắc xin và gấp rút chuẩn bị chính sách “thẻ xanh vắc xin” mới có thể mở cửa, duy trì kinh tế. Theo ông Đức, chính sách “thẻ xanh vắc xin” được nghiên cứu theo hướng sẽ nới lỏng yêu cầu giãn cách xã hội với những người đã tiêm 1 – 2 mũi vắc xin.

Ông Đức đánh giá một số khu công nghiệp có tỉ lệ tiêm vắc xin mũi 1 chưa cao, đặc biệt có công nhân thực hiện “3 tại chỗ” nhưng chưa tiêm vắc xin. Ông đề nghị các đơn vị này cần khẩn trương tiêm cho người chưa tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 cho người đã tới hạn. Đây là bước chuẩn bị quan trọng để quay trở lại sản xuất khi TP.HCM sử dụng “thẻ xanh vắc xin”.

Tại Đồng Nai, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh cho hay sắp tới tỉnh này sẽ thực hiện “công dân vắc xin”, tức là ai tiêm đủ 2 mũi vắc xin thì được ra đường. “Chúng ta ráng giữ phong tỏa, giữ tầm soát là để chuẩn bị cho một ngày Đồng Nai đủ vắc xin để trở lại bình thường. Trong khi có vắc xin, chúng ta ghim một ngày là mất cả ngàn tỉ đồng. Nếu không nỗ lực tiêm, 10 ngày nữa không phủ được vắc xin, chúng ta mất thời cơ” – ông Lĩnh nhận định.

   ->> Xem thêm: Cách đăng ký gói an sinh của TP.HCM qua mạng

Ai đủ điều kiện có ‘thẻ xanh COVID-19’ ở TP.HCM và được làm gì?

Theo dự thảo điều kiện sử dụng “thẻ xanh COVID-19” của Sở Y tế TP.HCM, khi thực hiện chỉ thị 16, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đi siêu thị, bệnh viện, đi học, đi làm và công tác nội địa.

Người dân sử dụng “thẻ xanh COVID-19” tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

Nhờ đó, TP sẽ phân loại các ngành nghề, đơn vị theo khả năng xuất hiện và bùng phát dịch, theo các tiêu chí an toàn để từng bước khôi phục hoạt động.

Theo dự thảo điều kiện sử dụng “thẻ xanh COVID-19” mà Sở Y tế đưa ra, đối tượng được áp dụng là người đã được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến nghị của hãng vắc xin và đủ thời gian để tạo kháng thể. Ví dụ là 2 tuần sau mũi 2 với vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Bên cạnh đó, người nhiễm bệnh trong vòng 6 tháng cũng là đối tượng được sử dụng “thẻ xanh COVID-19”.

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc trực tiếp.

Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' được làm gì? 12

Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' được làm gì? 13

Các hoạt động người có “thẻ xanh COVID-19” được thực hiện trong chỉ thị 15

Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám…, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa.

->> Xem thêm: Sức đề kháng là gì? Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng mùa dịch

F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người chỉ tiêm 1 mũi vắc xin hạn chế tham gia các hoạt động nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' được làm gì? 14
Thẻ xanh COVID-19 là gì? Người đủ điều kiện có 'thẻ xanh COVID-19' được làm gì? 15

Các hoạt động người có “thẻ xanh COVID-19” được thực hiện trong chỉ thị 16

Ủng hộ chính sách “thẻ xanh vắc xin” của TP.HCM, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho rằng đây sẽ là công cụ giúp địa phương quản lý được các nguy cơ trong bối cảnh “mở cửa dần dần”, phục hồi kinh tế. Theo ông Dũng, người tiêm đủ hai mũi vắc xin chắc chắn sẽ ít mắc bệnh, nếu mắc thì bệnh không diễn tiến nặng và ít lây lan cho người khác.

Do đó việc cấp “thẻ xanh” và cho phép nhóm họp sinh hoạt, làm việc có điều kiện trong cộng đồng (nhà máy, phân xưởng, các khu kinh doanh, buôn bán…) là biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đồng thời giúp các chuỗi sản xuất cung ứng đảm bảo duy trì hoạt động liên tục, không bị “đứt gãy” mỗi khi phát hiện ca F0.

Bên cạnh đó, việc áp dụng “thẻ xanh” cũng giúp cơ quan nhà nước quản lý ở các nơi đông người một cách tiện lợi, nhanh chóng, vừa đảm bảo an toàn dịch tễ vừa đảm bảo tính riêng tư của từng cá nhân.

“Hiện nay khi người dân đến các nơi công cộng thường phải khai báo y tế kèm các thông tin tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại… rất tốn kém thời gian, ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Nhưng với “thẻ xanh vắc xin” có gắn mã QR, người dân chỉ cần xuất trình thẻ, các cơ quan có thể nhanh chóng nhận diện được ai có đủ điều kiện tham gia hoạt động hay không” – ông Dũng phân tích.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0