Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, gia đình nào cũng quan tâm tới việc bảo quản, tích trữ rau, củ, gia vị làm sao để được tươi lâu nhất. Trong bài viết này, Nhanhmua sẽ chia sẻ với bạn bí quyết cách bảo quản thực phẩm được tươi lâu.

Cách bảo quản nấm rơm nhiều ngày không hỏng

Nấm rơm là một trong những loại nấm quen thuộc, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết cách bảo quản nấm rơm như thế nào để tươi ngon và lâu hỏng. Trong bài viết này, Nhanhmua sẽ giúp bạn biết được cách bảo quản nấm rơm lâu hư.Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 41

Nấm rơm còn có nhiều tên gọi khác như nấm cỏ, nấm rơm lúa, nấm phụ tử, nấm ngọc cẩu hay nấm Trung Quốc. Sở dĩ loại nấm này có tên là nấm rơm là vì chúng được sinh ra và lớn lên từ các loại rơm rạ.

Nấm rơm có nhiều màu sắc khác nhau như xám, xám đen, trắng… Loại nấm này rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Nấm rơm được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon như nấm xào thịt, lẩu nấm, cháo nấm…

So với các loại nấm khác như nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm thì cách bảo quản nấm rơm khá khó. Lý do là bởi nó chỉ có thể bảo quản được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách bảo quản nấm rơm chuẩn, lâu hư.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 42

Nhiệt độ bảo quản nấm rơm chuẩn

Theo nhiều chuyên gia, nhiệt độ bảo quản nấm rơm là rất quan trọng. Nó là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản nấm. Cụ thể như sau:

  • Nhiệt độ thấp hơn 0 độ C: Nấm rơm có thể giữ trên 2 tuần, song khi đem làm ẩm thì lại dễ bị nhũn và nhanh hỏng, không giữ được hương vị vốn có.
  • Nhiệt độ từ 4 – 6 độ C: Nấm hư hỏng cực nhanh.
  • Nhiệt độ từ 10 – 15 độ C: Để nấm ở túi PVC đục lỗ nhỏ có thể giữ được đến tận 4 ngày.
  • Nhiệt độ 20 độ C: Thời gian bảo quản lâu hơn từ 4 – 6 độ C nhưng lại ngắn hơn mức 10 – 15 độ C.

Cách bảo quản nấm rơm tươi

Cách bảo quản nấm rơm trong tủ lạnh lâu hư

Một trong những cách bảo quản nấm rơm tươi lâu hư đó chính là để trong tủ lạnh. Với cách làm này, bạn có thể bảo quản nấm rơm tươi được khoảng 4 ngày.

Cách tiến hành như sau:

  • Bước 1: Nấm rơm mua về bạn cho vào chậu nước rửa sạch rồi cho vào rổ và để cho ráo nước.
  • Bước 2: Bạn cho nấm vào hộp đựng thực phẩm, đậy nắp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho nấm vào túi nilon rồi dùng máy hút chân không hút hết không khí trước khi cho vào tủ lạnh. Sau đó, bạn nhớ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp nhé.

Nếu trường hợp bạn để nấm ăn luôn trong ngày thì chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không cần cho vào tủ lạnh cũng được.

->> Xem thêm: 4 loại thực phẩm kỵ tỏi bạn cần biết

Cách bảo quản nấm rơm tươi với nước muối

Bảo quản nấm rơm tươi với nước muối cũng là một cách làm khá hiệu quả. Bạn có thể tiến hành theo các bước dưới đây để lưu giữ độ tươi ngon và chất dinh dưỡng cho nấm rơm nhé.

  • Bước 1: Bạn rửa sạch nấm rơm để loại bỏ bụi bẩn cũng như các phần nấm bị hư, thối…
  • Bước 2: Bạn cho nước vào nồi, cho thêm 1 chút muối hạt, khuấy đều lên cho muối tan rồi đun cho sôi. Khi nước sôi, bạn cho nấm rơm vào chần sơ để các tế bào trong nấm ngừng hoạt động.
  • Bước 3: Sau đó, bạn nhanh tay vớt nấm rơm ra và ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút.
  • Bước 4: Tiếp đến, bạn ướp nấm rơm với chút muối để nước trong nấm bị rút hết.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn để nấm ráo nước rồi cho vào hũ ngâm cùng nước muối ở nồng độ 20 – 30% là được.

Với cách làm này, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra để xem màu nước ngâm nấm có bị đục không nhé. Nếu nước ngâm nấm bị đục, bạn nên thay nước mới. Nếu thực hiện đúng phương pháp thì bạn có thể giữ nấm trong vòng 1 tháng đấy nhé.

Cách bảo quản nấm rơm lâu hư

  • Bước 1: Bạn rửa sạch nấm rơm để loại bỏ bụi bẩn cũng như các phần nấm bị hư, thối…
  • Bước 2: Bạn chần sơ nấm rơm trong nồi nước sôi khoản 2 phút rồi vớt ra cho nhanh vào bát nước đá lạnh.
  • Bước 3: Bạn vớt nấm rơm ra cho ráo nước rồi để vào hộp đựng thực phẩm.

Với cách làm này, bạn có thể bảo quản nấm rơm được 3 đến 4 ngày.

Cách bảo quản nấm rơm bằng cách phơi, sấy khô

Phơi hoặc sấy khô nấm rơm tươi cũng là một cách bảo quản nấm lâu dài, hiệu quả.

  • Bước 1: Khi mua nấm về, bạn rửa sạch rồi chẻ nấm ra làm đôi.
  • Bước 2: Mang nấm ra phơi nắng nếu (hoặc sấy) ngày đầu nấm chưa khô thì đem cất đi tới ngày hôm sau nắng lại đem ra phơi thêm. Còn nếu bạn đem nấm đi sấy khô thì nên sấy ở nhiệt độ khoảng 40 – 43 độ. Với cách làm này bạn có thể bảo quản nấm tới 6 tháng.

Cách bảo quản nấm rơm khô lâu hỏng

Cách bảo quản nấm rơm khô sẽ đơn giản và dễ dàng hơn so với nấm rơm tươi bởi nước trong nấm rơm không còn và bạn cũng không lo nấm bị dập nát nữa. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn có thể cho nấm rơm khô vào túi nilon rồi hút chân không và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc nếu có ít thì bạn cũng có thể để ở nơi khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ phòng và sử dụng dần.
  • Khi sử dụng, bạn chỉ cần ngâm nấm trong nước ấm khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch vài lần, cắt bỏ phần chân và chế biến theo sở thích là được.

Cách bảo quản nhãn tươi lâu trong tủ lạnhMẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 43

Thông thường, nếu bạn bảo quản nhãn ở nhiệt độ phòng thì nhãn sẽ có thể sử dụng được trong khoảng từ 3 ngày cho đến 1 tuần. Nếu bạn bảo quản nhãn trong tủ lạnh thì nhãn sẽ để được trung bình từ 2 đến 3 tuần. Nếu bạn bảo quản nhãn trong ngăn đá của tủ lạnh thì nhãn tươi có thể bảo quản được đến 6 tháng.

->> Xem thêm: Cách chọn mua thực phẩm đông lạnh “chuẩn không cần chỉnh”

Dưới đây là 2 cách bảo quản nhãn trong tủ lạnh được tươi lâu ăn quanh năm bạn cần biết.

Cách 1: Bảo quản nhãn tươi trong ngăn mát của tủ lạnh

Đầu tiên, khi mua nhãn về, các bạn hãy rửa sạch nhãn với nước, sau đó dùng kéo cắt nhãn ra khỏi cành (nên cắt sát núm quả). Sau khi cắt nhãn xong, các bạn để cho nhãn ráo hết nước, sau đó nhặt và loại bỏ những quả hỏng, quả chín quá, quả bị nứt rồi cho vào túi nilon có khe hở hoặc túi lưới đựng thực phẩm. Bạn đặt các túi nhãn trong ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản.

Lưu ý:

  • Các bạn nên lựa chọn túi zip có khe hở để đựng nhãn, bởi vì loại túi zip này sẽ giúp làm giảm ẩm mốc và ngưng tụ hơi nước trong túi.
  • Bạn nên chia nhãn thành nhiều túi nhỏ khác nhau, phù hợp với khẩu phần ăn của mình hoặc của gia đình và đặt vào vào một khay/ngăn đựng riêng biệt.
  • Không nên để nhãn cùng với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm tươi sống vì sẽ khiến nhãn nhanh hỏng hơn, hoặc dễ khiến nhãn bị mất độ ẩm làm vỏ nhãn trở lên khô, cùi nhãn co lại và không còn tươi ngon như ban đầu nữa.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 44

Cách 2: Bảo quản nhãn tươi trong ngăn đá của tủ lạnh

Để bảo quản nhãn được lâu hơn, các bạn cũng có thể tham khảo cách cho nhãn vào ngăn đá để cấp đông. Trước khi cấp đông, bạn hãy tách lấy phần thịt nhãn (cùi nhãn) rồi cho vào hộp nhựa kín hoặc túi zip đựng thực phẩm kín và để trong ngăn đông tủ lạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ nguyên phần cùi nhãn và hạt nhãn (chỉ cần bóc vỏ) và bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh. Để nguyên hạt nhãn sẽ giúp duy trì kết cấu của quả nhãn và giúp phần cùi nhãn không bị vỡ.

Bảo quản nhãn trong ngăn đá của tủ lạnh có thể giúp bạn có nhãn sử dụng quanh năm. Tuy nhiên, cách bảo quản cùi nhãn tươi trong ngăn đá có nhược điểm nhỏ là bạn cần phải khi rã đông trước khi ăn hoặc chế biến. Bên cạnh đó, cùi nhãn sẽ dễ bị chảy nước và mềm nhũn hơi so với ban đầu sau khi được rã đông. Vì vậy, bạn chỉ nên lựa chọn cách bảo quản này nếu bạn muốn dùng cùi nhãn để làm sinh tố nhãn, làm bánh hoặc các món tráng miệng khác nhé.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 45

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh

Nhiệt độ, độ ẩm hay các yếu tố khác trong không khí đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bảo quản rau củ.

  • Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm tốc độ phản ứng hô hấp của rau củ cũng như ức chế sự sinh sôi, phát triển của đa số vi sinh vật. Bên cạnh đó, tính thấm màng tế bào sẽ giảm do tế bào chất bị co lại nếu nhiệt độ thấp.
  • Độ ẩm môi trường thấp khiến rau củ dễ bị héo, mất nước. Lúc này, các hoạt động trao đổi chất trong rau củ cũng bị rối loạn, khiến rau củ dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Còn độ ẩm cao sẽ giúp hạn chế quá trình hô hấp và mất nước, tuy nhiên nó lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
  • Khí oxy hay carbonic đều ảnh hưởng tới thời gian bảo quản rau củ quả. Nếu hàm lượng oxy cao sẽ thì sẽ tăng cường độ hô hấp cho rau củ nhưng nếu lượng oxy dưới mức cho phép thì quá trình trao đổi chất sẽ bị ngưng lại khiến cho rau quả bị hư. Còn nếu hàm lượng khí CO2 cao thì có thể làm tăng thời gian bảo quản bởi nó giúp ức chế cường độ hô hấp, và đồng thời cũng làm chậm quá trình phát triển của vi sinh vật.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 46

->> Xem thêm: Những thực phẩm để qua đêm tuyệt đối không nên ăn

Để cân bằng được hết các yếu tố trên thì cách lý tưởng nhất đó chính là để rau củ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu. Nhanhmua mách bạn cách bảo quản rau trong tủ lạnh tươi lâu dưới đây:

Loại bỏ phần nát, hư hỏng trước khi bảo quản

Phần rau củ bị hư hỏng, bị nát sẽ làm thúc đẩy quá trình sản sinh khí ethylene tạo hiện tượng chín tự nhiên, hình thành vi khuẩn, nấm khiến những phần hỏng này có thể bị lây sang phần khác hay thậm chí là ảnh hưởng tới chất lượng của rau củ. Chính vì vậy, trước khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh, bạn nên cắt bỏ phần bị hỏng nhé.

Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Nhiều người có thói quen rửa sạch rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản. Tuy nhiên, cách làm này lại hoàn toàn không đúng. Khi rau củ dính nước sẽ làm dư thừa độ ẩm khiến chúng dễ bị hư hơn. Trong trường hợp bạn vẫn muốn rửa trước khi cho rau củ vào tủ thì hãy chắc chắn để chúng thật khô ráo rồi mới để vào tủ lạnh nhé.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 47

Phân loại riêng rau củ và trái cây

Khi ở trong tủ lạnh, trái cây thường sinh ra khí ethylen do tiếp tục quá trình chín của chúng. Nếu các loại rau xanh hấp thụ khí này thì sẽ dễ bị úa vàng, hư hỏng hoặc thay đổi hương vị. Chính vì thế, bạn nên phân loại và bảo quản rau củ với trái cây riêng ra. Tốt nhất bạn nên sử dụng túi/hộp đựng riêng cho từng loại.

Không nên cắt nhỏ rau trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản

Nhiều người thường cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ rất thuận tiện mỗi khi lấy ra sử dụng. Tuy nhiên, việc làm này lại khiến cho rau củ bị mất đi dưỡng chất, đồng thời dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành và phát triển.

Sử dụng túi, hộp chuyên dụng để chứa rau củ

Bạn nên sử dụng túi hút chân không, hộp nhựa chuyên dụng để chứa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh nhé. Việc làm này vừa giúp giữ ổn định độ ẩm để rau củ được tươi ngon lại vừa có thể ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và hiện tượng ảnh hưởng khí athylene.

Bảo quản rau củ với 1 tờ giấy

Sau khi rửa rau, bạn dùng khăn giấy thấm nước, cho chúng khô ráo rồi lấy vài tờ khăn giấy khác bọc quanh bó rau. Sau đó, bạn cho rau vào hộp đựng hay túi zip và gói kín lại trước khi cho vào tủ lạnh. Việc làm này sẽ giúp rau tươi lâu hơn đấy nhé.

->> Xem thêm: Những câu chuyện “cười ra nước mắt” khi mua thực phẩm online trên mạng trong mùa dịch

Vài lưu ý khi bảo quản rau củ trong tủ lạnh

  • Thời gian bảo quản: Với những loại rau củ quả thông thường, bạn chỉ nên bảo quản trong 3 đến 4 ngày tùy vào từng loại rau củ. Riêng các loại như súp lơ, cà rốt hay su su thì thời gian bảo quản có thể lâu hơn và tầm khoảng 10 ngày.
  • Lưu ý nhiệt độ của tủ lạnh: Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm là từ 1 đến 4 độ C. Nếu nhiệt độ trên 4 độ C thì có thể làm hình thành vi khuẩn gây hư thối còn dưới 1 độ C thì có thể khiến rau củ bị đóng đá. Hiện nay, một số dòng tủ lạnh có ngăn rau củ riêng biệt, bạn có thể tham khảo các loại tủ lạnh này để giúp việc bảo quản thực phẩm, rau quả đạt hiệu quả cao nhất nhé.
  • Lau dọn tủ lạnh thường xuyên: Việc lau dọn tủ lạnh thường xuyên cũng có vai trò rất quan trọng nhằm loại bỏ mùi khó chịu, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc để rau củ được tươi lâu hơn.

Những loại rau củ không nên bảo quản trong tủ lạnh

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 48

Một số loại rau củ không cần thiết phải bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ cần để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nếu để trong tủ lạnh, các loại rau củ này có thể sẽ mất đi mùi vị. Các loại đó bao gồm:

  • Tỏi
  • Hành tây
  • Khoai tây
  • Khoai lang
  • Bí đỏ…

Những loại rau củ chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh sau khi chín

Trong môi trường tủ lạnh, một số loại rau củ có thể sẽ tạm ngừng quá trình chín. Chính vì vậy, bạn nên để chúng ở nhiệt độ phòng tới khi chín mới tiến hành cho vào tủ lạnh bảo quản. Các loại rau củ ấy bao gồm:

  • Cà chua
  • Dưa
  • Mận
  • Chuối
  • Đu đủ
  • Xoài
  • Đào…

Các loại rau củ cần bảo quản ngay trong tủ lạnh khi mua về

Khác với 2 nhóm trên, nhóm rau củ này cần phải bảo quản ngay sau khi mua về, bao gồm:

  • Măng tây
  • Súp lơ
  • Cần tây
  • Nấm
  • Bắp cải
  • Dưa leo
  • Cà rốt
  • Đậu Hà Lan
  • Cà tím
  • Củ Cải
  • Xà lách
  • Atisô…

->> Xem thêm: Thực phẩm biến đổi gen là gì?

Cách bảo quản hành khô được lâu

Mẹo chọn hành khô chuẩn nhất

Khi chọn hành khô, bạn nên chọn những củ hành chắc, mập, già vỏ và đều. Đặc biệt phải chọn những củ không mọc mầm, không có dấu hiệu dập nát, bị mốc hay có các đốm mềm hoặc bị lõm ở phần cuống. Lớp vỏ của hành phải khô và dễ bong, dễ lột bỏ.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 49

Cách bảo quản hành khô được lâu nhất

Với hành khô còn nguyên củ

    • Đầu tiên, bạn chọn những củ hành khô, cứng, không bị lõm ở cuống.
    • Tiếp theo, bạn loại bỏ lớp vỏ thừa bên ngoài của hành.
  • Sau đó, hãy cho hành vào túi lưới, rổ hoặc túi giấy… sao cho đảm bảo hành có được độ thông hơi, thoáng khí. Bạn cần tránh sử dụng túi nhựa hoặc hộp kín để bảo quản hành khô bởi nó có thể khiến hành bị hấp hơi và thối.
  • Tiếp theo, bạn để hành ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột bọ, côn trùng. Nên nhớ nhiệt độ lý tưởng để bảo quản hành được tươi lâu là từ 5 đến 15 độ C bạn nhé.
  • Trong quá trình bảo quản hành, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để loại bỏ những củ hành kém chất lượng để không làm ảnh hưởng tới những củ khác.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 50

Với hành khô đã sơ chế, được thái nhỏ

Nếu phần hành này chưa được chế biến hết, bạn có thể cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Hoặc bạn cũng có thể dùng túi zip hay màng bọc thực phẩm nhé. Cách làm này có thể giữ hành tươi được 3 đến 4 ngày đấy.

Cách bảo quản hành tây được lâu, đơn giản nhất

Mẹo chọn hành tây

Khi chọn hành tây, bạn nên lựa những củ có lớp vỏ mỏng, đều máu, sáng bóng, khi sờ vào thấy khô và chắc tay. Bạn tuyệt đối không nên chọn củ mọc mầm, hoặc chỗ cứng, chỗ mềm và màu không đều nhé. Lý do là bởi những củ hành này không tươi và có thể bị đắng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên chọn những củ hành tây đậm mùi bởi có thể nó bị thâm hoặc thối.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 51

Cách bảo quản hành tây

Với hành tây nguyên củ

  • Đầu tiên, bạn bóc bỏ lớp vỏ khô màu vàng bên ngoài của củ hành.
  • Sau đó, bạn cho hành tây vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ. Nếu có thể, bạn nên cho mỗi củ vào 1 túi để tránh tình trạng khi 1 củ bị hỏng sẽ bị lây sang củ khác. Lưu ý, các loại túi cần có lỗ thoát khí để hành dễ “thở”, không bị ẩm thấp gây thối bạn nhé.
  • Tiếp đến, bạn đặt túi hành hoặc rổ hành vào nơi thoáng mát. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản hành cũng là khoảng từ 5 đến 15 độ C. Bạn không nên để hành ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hoặc cao hơn 20 độ C nhé.
  • Sau đó, hàng tuần, bạn nên kiểm tra túi hành 1 lần và loại bỏ những củ có mùi hay màu sắc khác lạ, có hiện tượng bị thối, hỏng…

Với hành tây sơ chế, thái nhỏ còn thừa khi chế biến

Khi chế biến hành tây còn thừa, bạn có thể cho vào hộp đựng thực phẩm hay túi zip, bọc kín lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Với cách làm này, bạn có thể giữ hành tươi được 2 đến 3 ngày.

->> Xem thêm: Những loại thực phẩm tuyệt đối không kết hợp cùng khổ qua

Cách bảo quản chuối chín trong tủ lạnh được tươi lâu, không bị thâm

Có nên bảo quản chuối trong tủ lạnh không?

Chuối là một loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với người Việt Nam, loại quả này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và các loại vitamin – khoáng chất như Vitamin B6, vitamin C, Mangan, Kaki, Magie… Bên cạnh đó, chuối còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu…

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 52

Thế nhưng không giống các loại hoa quả khác, chuối đã chín thì rất nhanh hỏng, vì vậy, những người làm nội trợ luôn rất đau đầu tìm kiếm những cách bảo quản chuối chín được lâu nhất. Một trong những cách thường gặp đó là bảo quản trong tủ lạnh bởi nhiệt độ thấp làm cho cường độ hô hấp của chuối bị giảm xuống đáng kể, nhờ vậy sẽ hạn chế được tình trạng chuối chín nhanh. Tuy nhiên, dù chuối có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng chúng ta vẫn phải thực hiện đúng cách thì mới để được lâu mà không bị hư, thâm vỏ, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Bảo quản chuối chín bằng túi zip

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn tách chuối thành các quả riêng, cuốn lại bằng màng bọc thực phẩm hoặc một lớp nilon rồi xếp chuối vào túi nhựa có khóa kéo. Nên sử dụng loại túi zip chuyên dùng để bảo quản trái cây, thực phẩm, có bán tại siêu thị.
  • Bước 2: Sau đó, bạn xếp các túi zip này vào ngăn mát của tủ lạnh, điều chỉnh nhiệt độ tủ xuống khoảng 3oC là thích hợp nhất. Nên sử dụng chuối trong vòng 3 – 4 ngày để đảm bảo chất lượng của chuối.

Cách bảo quản chuối bằng màng bọc thực phẩm

Cách này thường áp dụng cho những ai không mua được túi zip hoặc muốn bảo quản lâu hơn 1 tuần. Bạn chỉ cần bọc kín quả chuối hoặc phần cuống quả chuối bằng màng bọc thực phẩm rồi xếp vào ngăn mát tủ lạnh, để nhiệt độ khoảng 3oC là được. Cách nào khá mất thời gian nhưng lại mang đến hiệu quả giúp chuối chín lâu bị hỏng. Nếu không có màng bọc thực phẩm thì bạn sử dụng giấy bạc cũng được.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 53

Cách bảo quản chuối chín trong ngăn đá tủ lạnh

Cách bảo quản chuối chín trong ngăn đá tủ lạnh là một cách bảo quản lâu dài, giúp bạn có thể dùng chuối quanh năm. Bạn có thể đông lạnh chuối nguyên vỏ hoặc trần vỏ đều được, việc này tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn sau này. Tuy nhiên, mọi người vẫn khuyến khích đông lạnh chuối trần vỏ để khi sử dụng không phải lột vỏ nữa, như thế sẽ tiện hơn rất nhiều. Bạn muốn bảo quản chuối chín theo cách này thì hãy thực hiện như sau:

  • Cách 1: Lột hết vỏ chuối và xếp chúng lên khay nướng bánh được lót một lớp giấy nến rồi bỏ vào ngăn đông lạnh. Chú ý xếp chuối cách xa nhau một chút để chúng không dính vào nhau trong quá trình đông lạnh. Sau khoảng 2 tiếng, bạn lấy chuối ra và bỏ vào trong hộp rồi lại bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh nhé.
  • Cách 2: Đối với chuối còn nguyên vỏ, bạn chỉ cần xếp chúng vào túi zip rồi bỏ lên ngăn đông lạnh. Vỏ chuối có thể chuyển sang màu đen khi bạn bảo quản trong ngăn đá. Nhưng đừng lo, phần thịt chuối bên trong vẫn ổn và không có vấn đề gì đâu. Đông lạnh chuối đã lột vỏ có thể giữ được 3 – 4 tháng, đối với chuối nguyên vỏ thì chỉ giữ được khoảng 2 tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bỏ chuối vào túi và hút chân không để đảm bảo vệ sinh cũng như bảo quản được lâu hơn. Thông thường, chuối sau khi được hút chân không có thể bảo quản ở ngăn đông lạnh được đến nửa năm.

Lưu ý khi bảo quản chuối chín trong tủ lạnh

Khi bảo quản chuối chín trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý:

  • Nên bao bọc cẩn thận trước khi bỏ chuối chín vào tủ lạnh bởi nếu không bao bọc cẩn thận thì chuối sẽ nhanh bị thâm lớp vỏ.
  • Khi không bảo quản chuối chín ở tủ lạnh mà chỉ bảo quản ở nhiệt độ bình thường thì nên bạn nên treo chuối lên và không nên để chuối chạm đất vì độ ẩm sẽ làm chuối chín nhanh hơn.
  • Có một cách giúp vỏ chuối không bị thâm, đó là bạn nhúng hoặc rắc đều nước chanh tươi lên vỏ chuối.
  • Không nên để chuối bên cạnh những loại hoa quả chín khác, bởi vì như thế sẽ khiến chuối nhanh chín hơn nữa mà các loại hoa quả khác lại bị héo đi.

->> Xem thêm: Trào lưu thực phẩm hút chân không và nguy cơ ngộ độc độc tố botulinum

Cách bảo quản bún tươi qua đêm trong tủ lạnh

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 54

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bún tươi
  • Nước lọc
  • Muối trắng
  • Dụng cụ: Nồi inox, rổ, đũa…

Cách bảo quản bún trong tủ lạnh

  • Đặt nồi lên bếp, đổ nước lọc vào nồi, đun sôi.
  • Khi nước sôi, bạn cho 1 thìa cà phê muối vào, khuấy đều.
  • Tiếp theo, bạn thả bún tươi vào nồi nước sôi, đảo đều bún trong khoảng 40 giây, tắt bếp rồi để nguyên bún trong nồi thêm khoảng 10 giây thì vớt bún ra rổ, xóc rổ bún để ráo nước.
  • Khi bún ráo nước, bạn gắp bún vào hộp nhựa, đậy kín nắp rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 55

Bún tươi bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu?

Có rất nhiều người thắc mắc rằng, bún tươi để tủ lạnh được mấy ngày. Theo nhiều người đã từng áp dụng cách bảo quản bún tươi qua đêm và cách bảo quản bún tươi lâu ngày cho biết, bún có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2 – 3 ngày nếu được sơ chế, bảo quản theo cách làm trên. Khi ăn, bạn chỉ cần đun sôi nồi nước rồi trụng qua bún là đã có thể thưởng thức.

Cách bảo quản hành lá

Cách 1: Bảo quản hành lá bằng cách cắt nhỏ

  • Đầu tiên, bạn rửa sạch hành lá, để ráo nước rồi cắt nhỏ hành ra.
  • Chia hành lá đã cắt vừa đủ cho một lần sử dụng vào từng túi hoặc hộp nhỏ, đậy kín nắp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh, ngăn đông tủ đông.
  • Khi lấy hành lá ra dùng thì vẫn tươi và ngon như bình thường. Nếu bạn muốn lấy ra chế biến đồ ăn thì không cần phải giã đông, chỉ cần cho trực tiếp vào món ăn.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 56

Cách 2: Bảo quản hành lá bằng khăn giấy

  • Cắt bỏ phần rễ hành, rửa sạch, để ráo nước.
  • Tiếp theo, bạn cắt hành thành từng khúc, có thể cắt làm 2 hoặc làm 3 tùy hành lớn hay nhỏ.
  • Trải miếng khăn giấy ra rồi xếp hành cắt vào chính giữa, gấp kín lại rồi cho vào túi zip bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tủ đông.
  • Nếu sau 1 tuần chưa dùng hết, bạn cần lấy hành ra rồi thay khăn giấy khác bởi lúc này khăn giấy đã bị thấm ướt. Tương tự, bạn thực hiện thay khăn giấy cho hành lá sang tuần thứ 2, 3, 4…

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 57

Cách 3: Ngâm hành lá trong dầu

  • Rửa sạch hành, loại bỏ rễ rồi cắt hành thành các đoạn dài khoảng 3 – 4 lóng tay.
  • Cho hành lá vào bát tô hoặc đĩa sâu.
  • Đặt chảo lên bếp, đun nóng khoảng 2 bát dầu ăn với lửa vừa đến khi dầu sôi thì tắt bếp.
  • Đổ dầu vào bát hành, để nguyên đến khi hỗn hợp nguội thì cho vào trong lọ hoặc hộp thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tủ đông.
  • Cách làm này có thể bảo quản hành lá khoảng 1 tuần.

Cách bảo quản gừng tươi lâu để ăn quanh năm

Để có thể dùng gừng tươi quanh năm, các bạn có thể bảo quản gừng trong tủ lạnh để ăn dần. Trước khi cho gừng tươi vào tủ lạnh thì các bạn cần lưu ý là nên bọc củ gừng với một miếng giấy bạc hoặc màng bọc thực phẩm, hoặc bạn có thể quấn khăn vải sạch xung quanh củ gừng, sau đó mới cho gừng vào túi nilon kín hoặc túi zip và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 58

Với cách bảo quản gừng tươi này thì gừng sẽ giữ được độ tươi ngon và dưỡng chất tới 2 tháng đấy. Bạn cũng có thể bảo quản gừng tươi trên ngăn đông của tủ lạnh sẽ để được lâu hơn, tuy nhiên khi cần sử dụng thì bạn phải rã đông gừng nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Cách bảo quản gừng tươi bằng cách ướp gừng

Cách ướp gừng tươi cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần đập cho gừng nát rồi cho gừng vào một hũ lớn, sau đó thêm một ít muối ăn, đường và nước cốt chanh rồi đậy nắp kín để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi nào cần sử dụng gừng thì bạn chỉ cần lấy ra dùng là được. Với cách bảo quản này thì gừng vẫn sẽ có vị nồng ấm như lúc còn tươi nhé.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 59

Cách bảo quản gừng tươi bằng cát

Sử dụng cát là một trong những các bảo quản gừng tươi được khá nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần chuẩn bị một thùng đầy cát sạch, sau đó, bạn tiến hành vùi các củ gừng tươi mới mua vào sâu bên trong cát rồi đặt thùng cát ở nơi khô ráo và thoáng mát. Cách bảo quản này có thể giữ cho gừng tươi lâu hơn và tránh nhanh bị hư hỏng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cát để bảo quản khoai tây, cà rốt và nhiều loại củ quả khác nữa.

   ->> Xem thêm: Những thực phẩm không nên dùng chung với thuốc

Cách bảo quản gừng tươi bằng cách nghiền thành bột

Cách bảo quản gừng tươi bằng cách nghiền gừng thành bột là một trong những cách có thể giúp bạn sử dụng gừng quanh năm. Cách thực hiện phương pháp này cũng khá đơn giản, trước khi nghiền gừng thành bột, bạn hãy phơi trong khoảng 1 tuần hoặc sấy khô gừng (có thể sử dụng máy sấy hoa quả), sau đó đem gừng nghiền thành bột rồi bảo quản trong hũ thủy tinh có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, thoáng mát.

Mẹo bảo quản thực phẩm trong thời gian giãn cách 60

Cách bảo quản gừng tươi bằng cách ngâm gừng

Ngâm gừng cũng là một trong những phương pháp bảo quản gừng tươi được lâu mà nhiều người áp dụng. Để ướp gừng thì trước tiên bạn hãy rửa sạch gừng, sau đó gọt/cạo bỏ phần vỏ ngoài và ngâm gừng trong giấm ăn khoảng 3 tuần. Với cách này, bạn có thể lấy cả gừng và nước giấm ngâm gừng để sử dụng. Bạn yên tâm là độ tươi ngon, hương thơm nồng và các dưỡng chất có trong gừng vẫn sẽ rất dồi dào

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0