Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua?

So với thế hệ tiền nhiệm, Redmi Note 9 đã mang lại sự nâng cấp kịp thời về thiết kế lẫn thời lượng pin đi cùng mức giá hấp dẫn chỉ 3.99 triệu đồng.

Thiết kế

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 1

Redmi Note 9 có “ngoại hình” khá tân thời với thiết kế màn hình đục lỗ của Note 9 series. Việc đẩy “nốt ruồi” lệch sang góc trái giúp máy trở nên “duyên” hơn so với các đàn anh bởi cảm giác máy ít che khuất nội dung hơn hoặc khi cầm máy ngang để giải trí thì ngón tay cầm máy không vô tình che đi phần khuyết nhỏ nhắn này.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 2

Redmi Note 9 được trang bị mặt sau là chất liệu nhựa, bớt đi sự bóng bẩy, ít bám vân tay mồ hôi nhưng máy cũng dễ bị xước hơn. Đáng chú ý là phần viền của máy lại trở nên bóng hơn. Vỏ nhựa giúp Redmi Note 9 tiết giảm trọng lượng ở mức 200g dù máy chứa viên pin “khủng”.

->> Xem thêm: Redmi Note 9 và Redmi Note 9 Pro giá bao nhiêu?

Phần lưng nhựa cứng của máy được hoàn thiện khá chắc chắn với phần rìa bo cong sang hai bên cầm ôm tay, tuy nhiên cảm giác vẫn hơi trơn. Cụm camera vuông có thêm cảm biến vân tay tròn xếp ngay dưới hứa hẹn mang lại thao tác thuận tiện hơn so với cảm biến ở cạnh vốn có mặt tiếp xúc khá hẹp như trên Redmi Note 9s.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 3

Tính năng giao tiếp của máy dễ mang tới sự hài lòng bởi nó có đủ các kết nối từ giắc tai nghe 3,5mm, khay SIM kép loại nano kèm khay thẻ riêng biệt và đặc trưng là cổng hồng ngoại giúp điều khiển từ xa thiết bị điện tử. Redmi Note 9 cũng có khả năng chống thấm cơ bản với lớp phủ đặc biệt giúp người dùng yên tâm hơn khi bất đắc dĩ sử dụng máy dưới cơn mưa rào nhẹ hay bị văng nước.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 4

Hiệu năng

Không lớn như Redmi Note 9s nhưng màn hình của Redmi Note 9 vẫn đạt 6,53 inch tương tự Redmi Note 8 Pro và đủ to cho các nhu cầu hiển thị đa dạng. Độ phân giải Full HD+ là một điểm cộng giúp máy thể hiện nội dung sắc nét khi mà đối thủ cùng tầm vẫn có một số chỉ trang bị HD+ khiêm tốn. Tấm nền IPS mang đến góc nhìn rộng, màu sắc tươi tắn và độ sáng tạm ổn – khoảng 450 nits – cho nhu cầu hiển thị ở nhiều môi trường khác nhau.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 5

Redmi Note 9 trang bị chip Helio G85 mới toanh có thể xem là bước đi mạo hiểm của nhà sản xuất sau nhiều năm người dùng đã quen sự kết đôi giữa Redmi Note và chip Snapdragon.

=>> Xem thêm: Mi Note 10 Lite mở bán ngày 8/5, flash sale giảm 1 triệu đồng trên Shopee

Thực tế kiểm thử hiệu năng máy với các phần mềm benchmark cho kết quả vẫn ổn như AnTuTu đạt 201.000 điểm còn Geekbench cho 360 điểm đơn nhân và 1180 điểm đa nhân. Trong các trải nghiệm chơi game thì máy đáp ứng được ở mức 30 hình/giây với PUBG Mobile, Liên Quân Mobile nhưng chưa cho phép thiết lập mức tối đa, có thể do chip mới chưa được tối ưu với các tựa game này. Với Call of Duty thì tốc độ khung hình ổn định cao hơn quanh mức 50 fps.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 6

Ngoài ra, có vẻ như nhà sản xuất đã tinh chỉnh “ghìm” bớt hiệu năng của máy để đảm bảo kiểm soát tốt hiện tượng quá nhiệt, cụ thể khi chơi game tầm 30 phút thì máy cũng chỉ hơi ấm lên. Các yêu cầu mở ứng dụng: Chrome, Messenger, Facebook… được máy đáp ứng nhanh.

Vẫn là 4 camera sau với camera chính độ phân giải 48MP tương tự Note 9s, camera góc rộng của máy cũng 8MP và còn lại là cặp camera 2MP với chức năng chụp macro (trên Note 9s là 5MP) và một đo chiều sâu hỗ trợ xóa phông.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 7

Dĩ nhiên ở tầm giá chưa đến 4 triệu đồng thì Redmi Note 9 được đánh giá cao ở khả năng chụp ảnh linh hoạt đủ sức cạnh tranh với đối thủ cùng tầm và ưu tiên chụp để tối ưu chất lượng trong điều kiện đủ sáng để tối đa chi tiết, màu sắc chân thực. Redmi Note 9 chỉ hỗ trợ quay phim Full HD 30 hình/giây và camera selfie 13MP – thay vì 4K và 16MP như đàn anh Note 9s.

Đánh giá: Redmi Note 9 có đáng mua? 8

=>> Xem thêm: Máy hút bụi Mi Handheld Vacuum Cleaner 1C giá bao nhiêu?

Dung lượng pin là một trong những điểm sáng của Redmi Note 9. Viên pin 5.020mAh là sự nâng cấp kịp thời khi màn hình máy cũng rộng hơn giúp máy có thể hoạt động thoải mái từ 1-2 ngày sau mỗi lần sạc. Tính năng sạc nhanh 18W cũng giúp máy nạp năng lượng nhanh hơn, nhất là giai đoạn đầu của chu trình sạc.

Ngoài ra, khi thử nghiệm tính năng sạc thiết bị khác qua kết nối USB OTG đạt công suất sạc 9W khá hữu dụng để dùng Redmi Note 9 thay cho pin dự phòng lúc cần kíp.

Kết luận

Redmi Note 9 có khá nhiều điểm cộng từ màn hình nốt ruồi lệch duyên dáng, vân tay ở lưng thuận tiện hơn so với cạnh bên, màn hình rộng cùng viên pin khỏe… Việc dùng chip Helio G85 có thể sẽ khiến nhiều người dùng đắn đo khi so sánh máy với các đối thủ hay chính những “người anh em” dùng Snapdragon khi mức chênh lệch giá bán giữa chúng hiện khá thấp.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, qua thử nghiệm thì sự thay đổi này cũng không ảnh hưởng hiệu năng của máy. Có thể, điểm mới còn mang đến cho người dùng sự trải nghiệm mới mẻ với một chiếc smartphone chưa đến 4 triệu đồng.

Thảo Trần

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

NHANHMUA.COM
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0